Làm giả sao kê, số dư tài khoản để lừa đảo có thể nhận án chung thân

Đề cập về cảnh báo của Bộ Công an về việc nhiều đối tượng có dấu hiệu làm giả sao kê tài khoản; cam kết cấp tín dụng để chứng minh năng lực tài chính, hoàn thiện hồ sơ dự án xin cấp phép đầu tư hoặc lừa đảo, luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa nhấn mạnh: Thủ đoạn các nhóm tội phạm thực hiện ngày càng tinh vi, có đầu tư kỹ lưỡng, đặc biệt liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp.

Theo Bộ Công an, giả sao kê hay xác nhận số dư tài khoản ngân hàng là hành vi đặc biệt nguy hiểm, dẫn đến việc các doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính được phê duyệt đầu tư có thể trúng thầu, triển khai dự án. Sự giả mạo này dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ dự án, thậm chí không triển khai được dự án, gây ảnh hưởng xấu đến kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội…Ngoài ra, các đối tượng xấu cũng có thể sử dụng các tài liệu giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các tổ chức, cá nhân.

Chú thích ảnh
Các cơ quan hữu quan có liên quan, khi nghiên cứu thẩm định hồ sơ xin cấp phép dự án, hợp tác, kêu gọi vốn nước ngoài đầu tư,... cần xem xét, thẩm định kỹ hồ sơ, tài liệu về năng lực tài chính của các doanh nghiệp, cá nhân. Ảnh: BCĐ 9 Quốc gia.

Điển hình trong vụ án “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố”, đã có một số doanh nghiệp dùng các loại giấy tờ giả nêu trên để làm hồ sơ gửi vào các sở, ngành của một số địa phương để xin hồ sơ cấp phép đầu tư xây dựng dự án các loại như: Khu đô thị, điện gió, cảng biển, nhà máy, kêu gọi đối tác nước ngoài đầu tư... Trong đó, một số doanh nghiệp đã cung cấp giấy tờ giả nội dung được ngân hàng cam kết cấp tín dụng lên đến hàng ngàn tỷ đồng và xác nhận số dư tài khoản tại một thời điểm lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Theo luật sư Hoàng Tùng, lợi dụng sự thiếu hiểu biết cũng như tâm lý muốn xử lý công việc nhanh của doanh nghiệp, các đối tượng đã phát triển loại tội phạm liên quan đến sao kê ngân hàng, các giấy tờ liên quan đến hoạt động vay vốn, chứng minh tài chính doanh nghiệp. “Tùy vào hành vi khách quan mà các cá nhân thực hiện cũng như hậu quả thực tế xảy ra, sẽ áp dụng xử lý đối với tội nào. Các tội phạm này cần được ngăn chặn để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc, thiệt hại nặng nề”, luật sư Hoàng Tùng nhấn mạnh.

Điều 341 Bộ luật hình sự (BLHS) 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” quy định:
 
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. 

2. Bị phạt tù từ 02 đến 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;...”

Điều 174 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 quy định:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 1, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. 

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; (c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: (a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
 

Minh Phương/Báo Tin tức
Phòng ngừa gian lận, lừa đảo trong cung ứng, sử dụng dịch vụ thanh toán
Phòng ngừa gian lận, lừa đảo trong cung ứng, sử dụng dịch vụ thanh toán

Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn số 7611/NHNN-TT gửi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN