Do đó, ngành chức năng tỉnh Bến Tre tăng cường kiểm tra, xử lý "xe dù, bến cóc", "xe trá hình tuyến cố định", "xe ghép, xe tiện chuyến" trên địa bàn Bến Tre.
Theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bến Tre, hiện nay trên bàn tỉnh Bến Tre có một số xe ô tô khách mang biển số Tiền Giang kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng do Sở Giao thông Vận tải Tiền Giang cấp phù hiệu "Xe hợp đồng" nhưng lại thường xuyên hoạt động vận chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Bến Tre, đặc biệt là các xe hợp đồng hoạt động không đúng quy định "xe trá hình tuyến cố định".
Hoạt động của các phương tiện này đã gây nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, gây bức xúc cho các đơn vị vận tải trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Do đó, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bến Tre có văn bản đề nghị Sở Giao thông Vận tải tỉnh Tiền Giang phối hợp kiểm tra, rà soát các phương tiện ô tô khách có biển số tỉnh Tiền Giang đã được cấp phù hiệu "Xe hợp đồng" nhưng có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại tỉnh Bến Tre, yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải, chủ phương tiện thực hiện theo quy định xin cấp phù hiệu "xe hợp đồng" tại Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bến Tre.
Ông Nguyễn Hoàng Hiển chủ một doanh nghiệp kinh doanh xe khách vận tải ở Bến Tre cho hay, kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định là ngành nghề có điều kiện, tức phải được Sở Giao thông Vận tải Bến Tre cấp phép. Các doanh nghiệp khai thác tuyến cố định phải đăng ký hoạt động trong bến xe của nhà nước.
Doanh nghiệp của ông Hiển mỗi tháng doanh nghiệp đóng tiền thuế, tiền phí bến hơn 40 triệu đồng. Trong khi đó, các xe đăng ký "xe hợp đồng" nhưng hoạt động rước khách " chui", đơn cử như xe của Công ty Duy Quý Thảo Châu hoạt động theo tuyến Giồng Trôm – Sài Gòn hoạt động "gom" khách, chạy như tuyến cố định mà không phải đóng các chi phí. Nếu tình hình này kéo dài gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Ông Hiển mong muốn ngành chức năng cần có giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng "Bến cốc, xe dù" để tạo công bằng cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách trong tỉnh.
Theo ông Cao Minh Đức, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bến Tre, hiện tại Công ty TNHH Duy Quý Thảo Châu hoạt động dưới hình thức kinh doanh xe hợp đồng. Sở Giao thông Vận tải Bến Tre chưa cấp phép đủ điều kiện khai thác tuyến cố định cho doanh nghiệp này (cả trụ sở chính và chi nhánh).
Do vậy Công ty Duy Quý Thảo Châu không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hằng ngày tại chi nhánh (thành phố Bến Tre), trạm xe khách (huyện Giồng Trôm) hoặc tại một địa điểm cố định (mà công ty thuê). Công ty không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm đã hợp đồng; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức…
Trước phản ảnh của doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong tỉnh Bến Tre, Sở giao thông vận tải có kế hoạch kiểm tra toàn diện đối với hoạt động của công ty này. Trường hợp vi phạm như phản ánh sẽ bị xử phạt và buộc phải chấm dứt hoạt động kiểu tuyến cố định.
Ông Cao Minh Đức cho biết, Sở Giao thông Vận tải Bến Tre giao cho Thanh tra Sở phối hợp với phòng Cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thành phố tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát sử lý theo qui định pháp luật dối với xe hợp đồng hoạt động không đúng qui định "xe dù, bến cốc", "xe trá hình tuyến cố đinh" , đón trả khách không đúng qui định, xe hạy không đúng tuyến, lịch trình gây tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên địa bàn…