Hệ thống phòng thủ tên lửa 40 tỷ USD của Mỹ không hiệu quả

Trang mạng Nga dẫn lời phóng viên David Willman của tờ "The Los Angeles Times" cho biết Hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền (GMD) của Mỹ có giá trị lên tới 40 tỷ USD - tiêu diệt tên lửa giữa chu trình bay chống lại mối đe dọa mới từ các quốc gia như Triều Tiên và Iran - đã thể hiện không đáng tin cậy sau 10 năm đưa vào sử dụng.

Theo bài báo, Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ đã tiến hành 16 cuộc thử nghiệm về khả năng đánh chặn đầu đạn của hệ thống và các số liệu của chính phủ cho thấy tới 8 vụ thử thất bại.

Bất chấp nhiều năm cải tiến và cam kết loại bỏ các thiếu sót kỹ thuật, số liệu cho thấy từ năm 1999, hệ thống ngày càng tồi hơn. Trong 8 vụ thử kể từ khi hệ thống đưa vào sử dụng năm 2004, 5 vụ không thành công. Vụ thử thành công mới nhất là vào ngày 5/12/2008.

Một quan chức về phòng thủ đã nghỉ hưu, từng làm việc dưới thời Tổng thống Bush con và Obama cho rằng "hệ thống không đáng tin cậy. Chúng ta tiếp nhận hệ thống vẫn còn phải hoàn thiện, đó chỉ là nguyên mẫu và được đưa vào sử dụng do các lí do chính trị".

Hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền của Mỹ.


Năm 2003, điều trần trước Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ, Edward Aldridge Jr., khi đó là Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách mua sắm vũ khí, cho biết để hạ một đầu đạn GMD cần từ 1-3 tên lửa và trong trường hợp này hiệu suất vào khoảng 90%.

Tuy nhiên, đánh giá trong quá trình thử nghiệm hệ thống, để loại bỏ 1 đầu đạn cần từ 4-5 tên lửa. Hay nói cách khác, một vụ tấn công với nhiều đầu đạn có thể xuyên thủng GMD, vốn chỉ có 30 tên lửa đánh chặn. Bài báo viết: "Rủi ro thậm chí còn lớn hơn nếu tên lửa kẻ địch trang bị các mục tiêu giả hay có thể bắn ra các mảnh kim loại, gây nhiễu cho radar và cảm biến của GMD".

Bất chấp điều này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vẫn yêu cầu triển khai thêm 14 tên lửa đánh chặn mới cho tới cuối năm 2017.

Willman viết: "Đánh chặn tên lửa đạn đạo là thách thức kỹ thuật phức tạp nhất. Các nhà khoa học so sánh nó với các đầu đạn đang bay đâm vào nhau".

"Đạn" của hệ thống GDM - là các tên lửa đánh chặn dài 1,5m, nặng kg. Trong thời gian bay, nó phải chịu tải trọng lớn nhất: nhiệt độ thiêu đốt và chấn động lớn được thay bằng nhiệt độ băng giá bên ngoài khí quyển Trái đất. "Mỗi tên lửa đánh chặn gồm hơn 1.000 chi tiết. Và thất bại nhỏ nhất cũng có thể làm hỏng kế hoạch đánh chặn", tác giả bài báo lưu ý.

Thông thường trong lĩnh vực không gian-vũ trụ tồn tại qui luật: "Trước tiên hãy thử rồi sau đó mới mua". Tuy nhiên, trong trường hợp GMD, chính quyền Mỹ lại làm ngược lại: "Khi triển khai, tên lửa đánh chặn chủ yếu là các nguyên mẫu chứ không phải sản phẩm hoàn chỉnh. Thử nghiệm với mẫu tên lửa đánh chặn đầu tiên được tiến hành vào tháng 9/2006 - 2 năm sau khi các tên lửa được đặt trong hầm ngầm".

Do các tên lửa được sử dụng trong quá trình thử nghiệm cháy khi quay trở về khí quyển hoặc rơi xuống đại dương, các nhà khoa học không thể xác định chính xác nguyên nhân thất bại. Một số vấn đề bị qui cho cảm biến quán tính của hệ thống dẫn đường - vốn là những vấn đề có thể thấy được trong giai đoạn thử nghiệm trước sản xuất và trong 7 lần bắn thử tiếp theo. Các kỹ sư cũng ám chỉ những chấn động mạnh của tên lửa khi đạt tới độ cao. Theo tính toán của họ, có thể phải mất nhiều năm để giải quyết những vấn đề này và các khiếm khuyết kỹ thuật khác.


Willman lưu ý: "Phòng thủ của Mỹ chống lại nguy cơ hạt nhân đã nhiều thập kỷ nay dựa trên học thuyết 'đảm bảo cùng bị hủy diệt' thời Chiến tranh Lạnh, theo đó khả năng phải chịu một cú đòn giáng trả mạnh mẽ ngăn Mỹ và Liên Xô tấn công trước".

Năm 1972, Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ABM chỉ củng cố thêm học thuyết trên, khi cấm các bên triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa. Năm 2001, Tổng thống George W. Bush rút khỏi Hiệp ước ABM, mà theo ông làm khó cho việc bảo vệ Mỹ trước hiểm họa từ "các nhà nước kém trách nhiệm nhất". Bài báo viết: "Bảo vệ đất nước trước đòn đánh hàng loạt của Nga và Trung Quốc dựa trên (học thuyết) cùng hủy diệt. Hệ thống GDM được phát triển như hệ thống bảo hiểm trước cú đòn hạt nhân hạn chế của kẻ địch kém hơn".

Tháng 7/1999, Tổng thống Bill Clinton đã ký "Luật Phòng thủ tên lửa quốc gia". Luật này cho phép triển khai hệ thống "hiệu quả" - "ngay khi công nghệ cho phép". Do 2 trong 3 vụ thử không thành công, chính quyền của ông quyết định tiếp tục phát triển chứ không đưa hệ thống vào sử dụng. Tuy nhiên mọi thứ thay đổi dưới thời Bush "con". Ngày 16/12/2002, ông ký sắc lệnh yêu cầu triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa vào năm 2004.

Willman viết: "Thay cho việc dừng triển khai cho tới khi hệ thống được thử nghiệm đầy đủ, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa năm 2004 đã đưa các tên lửa đánh chặn vào hầm ngầm tại căn cứ Vandenberg và Fort Frehley và tuyên bố hệ thống sẵn sàng trực chiến".

Tháng 2 năm đó, Frank Kendall, Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách mua sắm, IT và hậu cần, bất ngờ tán dương GMD. Ông Kendall được dẫn lời nói: "Chúng tôi thừa nhận có những vấn đề trong việc triển khai các tên lửa đánh chặn hiện nay. Nguyên nhân chính là mong muốn đưa chúng vào hoạt động một cách nhanh chóng và rẻ ... Nói thực, chúng tôi thấy rất nhiều công việc thiết kế tồi, và tất cả là do sự vội vã này".


Duy Trinh
Tên lửa hành trình siêu thanh ở châu Á: Cuộc cách mạng hỏa lực
Tên lửa hành trình siêu thanh ở châu Á: Cuộc cách mạng hỏa lực

Gần đây có những báo cáo cho rằng Trung Quốc đã thử nghiệm thành công một hệ thống siêu thanh- một nền tảng ban đầu đối với tên lửa hành trình tốc độ cao. Vậy các loại tên lửa hành trình siêu thanh có vai trò gì đối với các nhiệm vụ tấn công trên mặt đất?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN