Lý do châu Âu sợ tên lửa của Nga

Trong cuộc họp báo thường niên mới đây, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga chưa triển khai tên lửa Iskander tại Kaliningrad, một địa điểm nhạy cảm nằm giữa Litva và Ba Lan bên bờ biển Baltic. Tuy nhiên nhà lãnh đạo Nga cũng nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi đã nhiều lần cho rằng lá chắn tên lửa (của Mỹ tại châu Âu) luôn đe dọa tiềm năng hạt nhân của Nga và vì vậy chúng tôi sẽ có phản ứng. Và một trong những hành động phản ứng đó sẽ là việc đặt Iskander tại Kaliningrad”.

Tên lửa Iskander xuất kích. Ảnh: N.I


Với tầm bắn 500 km và có khả năng sẽ được sử dụng để phá hủy hệ thống radar và lá chắn mới của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nguy cơ Nga triển khai hệ thống tên lửa tiên tiến Iskander đã dấy lên mối quan ngại của Mỹ và các quốc gia láng giềng của Nga như Ba Lan. Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marrie Harf nói: "Chúng tôi đã thúc giục Nga không nên tiến hành các hành động gây bất ổn trong khu vực", và cho biết thêm rằng Mỹ cũng đã thông báo cho Moskva về mối quan ngại từ các nước láng giềng của Nga.

Iskander được thiết kế để thay thế cho loại tên lửa cũ và ít độ tin cậy hơn đó là Scud. Hệ thống tên lửa Iskander có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu. Nó là loại tên lửa siêu thanh với vận tốc trên Mach 5 (gấp hơn 5 lần vận tốc âm thanh) và được cho là rất linh hoạt trong quá trình cơ động để tránh cách biện pháp phòng thủ của đối phương. Tên lửa này cũng có thể xác định lại mục tiêu sau khi khởi động trong trường hợp mục tiêu di động. Iskander có thể được trang bị nhiều đầu đạn hạt nhân thông thường hay chiến thuật tùy thuộc vào nhiệm vụ, nó có thể được được sử dụng để tiêu diệt các đơn vị thông tin, phá hủy lô cốt hoặc tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất.

Tên lửa tiên tiến Iskander là một trong những vũ khí quan trọng nhất của Nga thời hậu Xôviết và hiện đang nằm trong số các mặt hàng quân sự xuất khẩu có giá nhất của nước này. Theo hãng thông tấn nhà nước ITAR-TASS của Nga, "Iskander là loại vũ khí có thể gây ảnh hưởng tới tình hình quân sự và chính trị ở các khu vực nhất định trên thế giới".

Nếu được triển khai và kích hoạt tại khu vực Kaliningrad, Iskander sẽ có thể tấn công mục tiêu là các thành viên mới của khối NATO như Ba Lan và các nước vùng Baltic, trong đó có cả các mục tiêu là những hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ (BMD) được triển khai tại châu Âu - các hệ thống radar cũng như máy bay đánh chặn trên mặt đất (cho dù Mỹ có kế hoạch bố trí tên lửa SM-3 IIB tiên tiến hơn tại Ba Lan).

Moskva năm 2011 đã cảnh báo rằng Nga có thể bố trí các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung dọc biên giới phía đông của EU nhằm đối phó với chương trình lá chắn tên lửa của NATO. Trong khi đó, cả Mỹ và liên minh quân sự phương Tây đều cho rằng hệ thống lá chắn này không nhằm vào Nga mà là để bảo vệ phương Tây khỏi các nguy cơ đe dọa từ cái gọi là "các quốc gia nguy hiểm".

Song Nga lo ngại hệ thống này - trong đó bao gồm các vệ tinh định vị tên lửa - một ngày nào đó có thể biến thành một vũ khí tấn công nhằm vào đất Nga. Kremlin cũng cho rằng hệ thống lá chắn này trong tương lai có thể được mở rộng tới một mức có thể vô hiệu hóa kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Nga.

Một báo cáo do hãng tư vấn tình báo toàn cầu Stratfor đóng tại Mỹ soạn thảo và công bố trên trang web WikiLeaks cho biết phần lớn các tên lửa Iskander trước đây được bố trí ở khu vực Siberia và Bắc Kavkaz. Stratfor cho biết thêm rằng quyết định bố trí tên lửa ở Kaliningrad - đã được thảo luận từ lâu song trước đây chưa được thực hiện - là một quyết định "khá nhạy cảm về chính trị bởi (các tên lửa Iskander) có thể bắn tới tận nước Đức hoặc loại bỏ được bất cứ hệ thống (phòng thủ tên lửa đạn đạo) nào của Mỹ".

Tuy nhiên, dù các hệ thống tên lửa Iskander là một mối đe dọa tiềm tàng đối với châu Âu, thì đây cũng là một động thái mang tính biểu tượng. Các đơn vị tên lửa tầm ngắn này không phải dùng để tấn công qua biên giới. Ba Lan (và các lực lượng của Mỹ tại Ba Lan) sẽ không dễ bị tấn công vào thời điểm này. Ngoài ra, việc triển khai hệ thống tên lửa Iskander đơn giản là một hành động nhằm bảo vệ nước Nga. Mỹ có thể lo lắng và bày tỏ quan ngại theo ý mình, nhưng cũng giống như việc nước này điều một máy bay ném bom Backfire bay đến vùng biển Caribe, điều quan trọng là không cần phải phản ứng quá mức.


CT
(Theo N.I)

Xem tên lửa Iskander tấn công mục tiêu
Xem tên lửa Iskander tấn công mục tiêu

Hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander là một trong những hệ thống tên lửa hàng đầu hiện nay do Nga chế tạo. Hãng Ria Novosti đã công bố đoạn video về cuộc phóng tên lửa đầu tiên tại trường bắn Luga ở Nga với mục tiêu cách xa 400km.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN