Mỹ lo ngại khả năng răn đe trên biển của Nga, Trung

Các quan chức an ninh quốc gia Mỹ đang quan ngại về tốc độ và cường độ phát triển tàu ngầm của Nga, Tư lệnh các chiến dịch Hải quân Mỹ, Đô đốc Jon Greenert mới đây cho biết.

Tàu ngầm nguyên tử Vladimir Monomakh trước khi được hạ thủy cuối năm 2012.


“Có những đối thủ cạnh tranh đang bắt kịp chúng tôi. Chúng tôi biết về Trung Quốc. Điều đó là rất rõ ràng, nhưng không có nhiều người biết về những gì mà người Nga đã đạt được. Tôi không đi vào chi tiết, nhưng họ đã đầu tư rất nhiều tiền. Nga đang phát triển một lực lượng răn đe chiến lược trên biển và một SSN (tàu ngầm tấn công)”, ông Greenert nói.

Nga được cho là có kế hoạch bán một phiên bản của tàu ngầm tấn công Amur 1650 mới cho Trung Quốc. Đây là một phiên bản hiện đại của tàu ngầm lớp Kilo của Nga, với khả năng tàng hình được cải thiện, các hệ thống tác chiến mới và hệ thống đẩy không khí độc lập.

Quân đội Nga gần đây cũng đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava được phóng từ chiếc tàu ngầm hạt nhân Vladimir Monomakh của nước này. Bên cạnh đó, Hải quân Mỹ cho rằng các tàu ngầm hạt nhân mới nhất lớp Tấn của Trung Quốc có lẽ đã lần đầu tiên đánh dấu khả năng tấn công trên biển thứ 2 đáng tin cậy của Trung Quốc.

Tướng Greenert cho biết, nhằm cải thiện tình hình, Hải quân Mỹ đang phát triển hạm đội tàu ngầm của mình khi Chương trình Thay thế Ohio (ORP) đang ở trong giai đoạn đầu. Hải quân Mỹ có kế hoạch xây dựng 12 chiếc tàu ngầm trang bị hạt nhân, tàng hình, yên tĩnh, thế hệ kế tiếp, lớp mới, có khả năng cung cấp những gì được gọi là sự răn đe hạt nhân chiến lược.

Tàu ngầm hiện đại lớp Ohio của Mỹ.


Ông Greenert cũng gọi ORP là một sự ưu tiên hàng đầu của Hải quân Mỹ. Công việc xây dựng những chiếc tàu ngầm thay thế lớp Ohio đầu tiên, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2021, đang được triển khai tại cơ sở Electric Boat trên đảo Rhode. Nhưng chi phí để phát triển chương trình này sẽ đặt ra áp lực lớn đối với ngân sách chế tạo tàu biển hàng năm của Hải quân Mỹ. Và có một thực tế là nguồn tài chính hiện nay sẽ không cho phép ORP cùng tồn tại với các chương trình khác, ví dụ như việc nâng cấp các tàu khu trục, tàu sân bay, tàu đổ bộ và tàu khu trục.


Trên thực tế, kế hoạch chế tạo tàu trong vòng 30 năm mới được công bố gần đây của Hải quân Mỹ cho thấy sẽ không đủ tiền trong ngân sách hiện nay để tài trợ cho chương trình Thay thế Ohio trong khi vẫn duy trì các ưu tiên phát triển tàu khác.

Kế hoạch, được gọi là “Báo cáo trước Quốc hội về Kế hoạch Dài hạn hàng năm để Xây dựng các tàu hải quân FY2015”, đã bị thất bại khi yêu cầu một khoản chi phí khoảng 19,7 tỷ USD mỗi năm, giai đoạn 2025 – 2034. Nếu Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ không thể duy trì ngân sách đóng tàu trung bình hàng năm với con số như trên, các lực lượng chiến đấu sẽ rơi vào tình trạng thiếu những trang thiết bị cần thiết.


Công Thuận
(Theo B.I)
Giải mã thành công của chiến đấu cơ MiG -Kỳ cuối
Giải mã thành công của chiến đấu cơ MiG -Kỳ cuối

Ngày 27/12/1972, phi công Phạm Tuân của Việt Nam lái chiếc MiG-21 MF đã bắn rơi chiếc “pháo đài bay” B-52 của Mỹ lần đầu tiên và duy nhất cho đến nay.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN