Số vũ khí Nga thu được trong vụ phiến quân tấn công căn cứ Hmeimim ngày 6/1. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga |
Trước đó, trong ngày 6/1, căn cứ không quân Hmeimim và căn cứ hậu cần hải quân Tartus đã bị các tay khủng bố tấn công, lần đầu chúng sử dụng công nghệ máy bay không người lái tân tiến nhắm vào mục tiêu trong các cơ sở.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, vụ tấn công có sự tham gia của 13 chiếc máy bay không người lái đã bị hệ thống phòng không và các chuyên gia chiến tranh điện tử chặn đứng, thành công kiểm soát hệ thống hoạt động của 6 chiếc máy bay. Theo đánh giá ban đầu, những thiết bị bay này “có thể có nguồn gốc từ một quốc gia đạt thành tựu về công nghệ, bao gồm định vị vệ tinh và hệ thống điều khiển từ xa thiết bị nổ”.
Trong khi Moskva không hề đề cập cụ thể tên quốc gia bị nghi ngờ, song người phát ngôn của Lầu Năm Góc Thiếu tá Adrian Rankin-Galloway đã lên tiếng đánh đòn phủ đầu bất kỳ sự nghi ngờ chỉ trích nào, cho rằng “những thiết bị và công nghệ đó có thể dễ dàng được mua từ thị trường tự do”.
Trả lời đài phát thanh Sputnik, Thiếu tá Adrian bày tỏ: “Chúng ta đã nhìn thấy công nghệ UAV thương mại mà tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sử dụng để thực hiện nhiệm vụ. Và việc quân sự hóa những loại thiết bị như thế này là nguyên nhân gây ra quan ngại”.
Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng quân đội Mỹ cung cấp vũ khí cho các nhóm nổi dậy “ôn hòa” tại Syria nhưng cuối cùng những loại vũ khí đó lại rơi vào tay bọn khủng bố.
Khi Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn đẩy mạnh việc giành lấy thành trì Raqqa khỏi tay IS, Mỹ đã quyết định cung cấp thêm nhiều vũ khí, đạn dược cho nhóm nổi dậy này. Tuy nhiên có nhiều báo cáo ghi nhận một phần số vũ khí đó đã bị khủng bố IS chiếm được.
Một báo cáo gần đây do Viện Nghiên cứu Vũ khí Xung đột trụ sở tại London (Anh) công bố kết luận rằng vũ khí trang bị cho các lực lượng đối lập “khiến chất lượng và số lượng vũ khí của tổ chức IS tăng đáng kể”.