Gần đây, Ấn Độ đã lên tiếng cảnh báo New Delhi sẽ hủy hợp đồng mua 126 tiêm kích Rafale của Pháp (tổng giá trị vào khoảng 20-22 tỉ USD), nếu Paris không thực hiện nghiêm chỉnh thương vụ Mistral. Vậy đâu là nguyên nhân khiến Ấn Độ đưa ra tuyên bố trên?
Khi gói thầu MMRCA (gói thầu mua 126 chiến đấu cơ đa năng hạng trung của Ấn Độ) được đưa ra hơn một thập kỷ trước đây, dường như đó là một ý tưởng tốt. Thứ nhất, nó nhằm giảm sự phụ thuộc lớn của Ấn Độ vào Nga về vũ khí tiên tiến. Thứ hai, Ấn Độ muốn có một chiếc máy bay tầm trung để lấp đầy khoảng cách giữa các LCA cấp thấp và Sukhoi hiện đại.
Ấn Độ muốn có đủ số lượng phi đội máy bay chiến đấu MMRCA để kiềm chế Trung Quốc. |
Lý do thứ ba là để củng cố phi đội máy bay chiến đấu đang suy yếu của IAF. Sức mạnh chấp nhận được của không quân Ấn Độ là phải duy trì ở mức 39,5 phi đội (một phi đội chiến đấu IAF bao gồm 18 máy bay sẵn sàng chiến đấu với 3-4 chiếc khác nằm trong diện bảo trì), nhưng số lượng phi đội hiện nay của Ấn Độ đã giảm xuống còn 34. Không quân nước này luôn đòi hỏi phải có ít nhất 44 phi đội để sẵn sàng đối phó với một cuộc chiến tranh toàn diện, trong khi vẫn duy trì "thế răn đe".
Trong khi đó, Pháp-nhà sản xuất máy bay Rafale và đối tác trong hợp đồng MMRCA của Ấn Độ- mới đây đã tuyên bố hoãn bàn giao tàu chở trực thăng đầu tiên lớp Mistral cho Nga liên quan đến vấn đề Ukraine. Các phương tiện truyền thông Pháp đã cảnh báo rằng Paris đang có nguy cơ mất uy tín như là một nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy cho Ấn Độ và thế giới. Việc trì hoãn cung cấp tàu Mistral cho Nga có thể đặt Ấn Độ dưới áp lực từ bỏ thỏa thuận MMRCA.
Nhưng đây mới là điều quan trọng: Vào năm 2020, chiến đấu cơ tàng hình của Sukhoi là PAK-FA sẽ sẵn sàng phục vụ trong IAF. Vì vậy, việc Ấn Độ đang tự ràng buộc với một chiến đấu cơ thay thế tạm thời là vấn đề khó hiểu.
Tháng 1/2012, Ấn Độ đã lựa chọn máy bay chiến đấu Rafale của Dassault trong số hơn 5 đối thủ khác cho dự án MMRCA sau một cuộc đánh giá kỹ thuật và thương mại sâu rộng. Trị giá của dự án này khoảng 20-23 tỷ USD. Nhưng các cuộc đàm phán cuối cùng đã bị đóng băng kể từ đó. Điều này đã làm tăng thêm niềm hy vọng cho chiến đấu cơ khác, chẳng hạn như Eurofighter Typhoon, vốn được liên doanh bởi Anh, Đức, Mỹ, Tây Ban Nha và Italy.
Trên thực tế, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon gần đây đã nói rằng Eurofighter đã hoàn toàn sẵn sàng tham gia để thực hiện yêu cầu của Ấn Độ nếu đàm phán hợp đồng Rafale thất bại.
Việc Pháp hoãn giao tàu Mistral cho Nga có thể khiến Ấn Độ nghi ngờ Paris như là một nhà cung cấp đáng tin cậy. |
Nhưng theo như báo cáo trước đó, dường như là "không có sự đảo ngược" trong dự án MMRCA, vốn đang diễn ra theo chính sách mua sắm quốc phòng của Ấn Độ. New Delhi có thể hoặc là ký một thỏa thuận cuối cùng về Rafale hoặc loại bỏ toàn bộ quá trình lựa chọn MMRCA được thực hiện từ tháng 8/2007.
Trong khi IAF giảm xuống còn 34 phi đội máy bay chiến đấu so với nhu cầu tối thiểu là 44 phi đội, dự án MMRCA được xác định là "ưu tiên hàng đầu" đối với chính phủ của Thủ tướng Modi. Các máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas do Ấn Độ chế tạo vẫn chưa nhận được giấy phép hoạt động cuối cùng, mặc dù đã phát triển trong 30 năm, năm, chỉ đơn giản là vì nó không thể thực hiện vai trò của MMRCA.
Ví dụ, một chiếc máy bay chiến đấu trong dự án MMRCA sẽ có tầm hoạt động và khả năng tải trọng vũ khí gấp 3 lần so với Tejas, điều rất quan trọng để có thể răn đe Trung Quốc trong trường hợp cần thiết.
Nếu Ấn Độ và Pháp đạt được thỏa thuận cuối cùng về MMRCA trong năm nay, thì 18 chiếc Rafale đầu tiên được bàn giao cho New Delhi vào năm 2016. Khi mọi việc suôn sẻ, số còn lại sẽ bắt đầu được lắp ráp vào năm 2018.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian được cho là sẽ đến New Delhi gặp người đồng cấp Ấn Độ Manohar Parrikar vào tuần tới trong một nỗ lực để giải quyết những bế tắc trong dự án MMRCA. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có chuyến công du Ấn Độ trong tháng 12 này và hai bên có khả năng sẽ ký một thỏa thuận phát triển chung chương trình máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 FGFA.
Công Thuận (Theo India Defence)