‘Siêu tàng hình’ F-35 Mỹ không trốn khỏi ‘mắt thần’ Nga

Siêu chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ, F-35 được cho là có khả năng tàng hình tốt nhất và hầu như không bị phát hiện khi bay qua vùng trời của đối phương. Nhưng điều này dường như không có ý nghĩa gì đối với Nga.

Máy bay tấn công đa năng hiện đại và tốn kém nhất từ trước tới nay của Lầu Năm Góc, F-35 Lightning II - loại máy bay tàng hình cấp chiến thuật của không quân Mỹ trong tương lai - đang có rất nhiều thiếu sót. Nhưng hạn chế nghiêm trọng nhất của F-35 có lẽ là bản thân nó không có khả năng tàng hình trước hệ thống radar của Nga và thậm chí cả Trung Quốc. Điều này có nghĩa là Bộ Quốc phòng Mỹ đang đổ hàng trăm tỷ USD đầu tư cho loại máy bay chiến đấu mà vẫn cần sự trợ giúp của máy bay gây nhiễu chuyên dụng nhằm bảo đảm tính năng tàng hình cho các máy bay chiến đấu hiện nay.

Máy bay chiến đấu tàng hình đa năng của Mỹ, F-35.


Đây cũng không phải là một bí mật lớn, F-35 dễ bị phát hiện bởi radar hoạt động ở tần số VHF. Sự gây nhiễu của máy bay này chỉ được giới hạn ở tần số X trong khu vực được bao phủ bởi radar APG -81 của nó. Đó không phải là những lời chỉ trích về chương trình F-35, mà là sự lựa chọn của khách hàng - Lầu Năm Góc.

Nếu cho rằng F-35 là máy bay tàng hình ở tần số VHF cũng đồng nghĩa với lập luận rằng bầu trời không phải là màu xanh – đen. Bầu trời trên Trái Đất có màu xanh da trời là do tán xạ Rayleigh của khí quyển Trái Đất. Tán xạ Rayleigh (gọi tên theo nhà vật lý Lord Rayleigh) là một loại tán xạ ánh sáng (hay sóng điện từ nói chung) bởi các hạt hay các vùng không đồng nhất trong môi trường có kích thước rất nhỏ hơn so với bước sóng của ánh sáng. Tán xạ Rayleigh hay được quan sát khi ánh sáng đi qua các chất rắn, lỏng hay khí trong suốt. Ánh sáng trắng từ Mặt Trời đi vào khí quyển của Trái Đất bị cũng tán xạ kiểu Rayleigh, tạo nên bầu trời màu xanh da trời.

Để "biến mất" khỏi sự theo dõi của các lực lượng radar trinh sát, chiến thuật đầu tiên mà các nhà kỹ thuật quân sự sử dụng là giảm tiết diện phản xạ radar bằng các thiết kế góc cạnh. Khi chùm tia điện từ của radar chiếu vào mục tiêu, gặp các bề mặt góc cạnh sẽ bị tán xạ và khiến radar nhận được tín hiệu phản hồi yếu ớt.

Thường để vô hiệu hóa chiến thuật này, người ta phát lên mục tiêu nhiều năng lượng hơn bằng anten radar lớn hơn và máy phát mạnh hơn hoặc phải có máy thu nhạy hơn để phát hiện năng lượng này. Tuy nhiên không phải lúc nào hai cách này cũng khả thi. Vì có thể làm tăng giá thành radar, tăng kích thước radar khiến hệ thống giảm độ linh hoạt, hoặc là gặp rắc rối với việc xử lý tạp âm.

Để tránh mất thời gian bắt bám các mục tiêu giả, các nhà khoa học đã sử dụng khái niệm "bám trước khi phát hiện" và sử dụng các thuật toán để phát hiện các mục tiêu tàng hình. Theo đó, radar sẽ tiến hành xử lý tất cả các tín hiệu mà nó thu nhận được và xây dựng thành các đường bám thử. Dựa vào hành trình của các mục tiêu mà ta xác định được đâu là mục tiêu thật, đâu là mục tiêu giả.

Cũng vẫn những hệ thống radar đó, nhưng thay vì sử dụng các tần số cao, người ta để radar hoạt động ở dải tần VHF. Những nghiên cứu mới đây đều chứng minh rằng, sóng dài đặc biệt có hiệu quả trong việc phát hiện các mục tiêu tàng hình, nhất là khi bước sóng bằng 2 lần kích thước mục tiêu.

Khác với nhiều nước vốn đi theo những chiến lược đặc biệt để xác định các hệ thống vũ khí tương lai (thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ sở công nghiệp và cơ cấu lực lượng hiện có), công tác kế hoạch quốc phòng của Nga có cách tiếp cận có hệ thống và nguyên tắc nhằm thách thức một cách đối xứng sức mạnh Mỹ cũng như thách thức một cách phi đối xứng các điểm yếu của Mỹ. Các lựa chọn của Nga đã được hướng dẫn bởi kế hoạch phòng không chiến thuật của phương Tây vốn kiên định tập trung vào tiêm kích F-35.

Hệ thống radar cảnh báo sớm tần số VHF của Nga.


Xu hướng phi đối xứng trong các chương trình tác chiến đường không Nga bao gồm việc phát triển các công nghệ radar chống tàng hình (CVLO) và các tên lửa phòng không cao tốc, tầm siêu xa, cũng như các hệ thống tên lửa phòng thủ điểm, tầm ngắn thế hệ mới để tiêu diệt vũ khí có điều khiển, đặc biệt là tên lửa chống radar, tên lửa hành trình và bom có điều khiển. Tất cả các hệ thống này có sức cơ động cao, thường có thời gian triển khai chiến đấu/thu hồi 5 phút, nên cho phép chúng thay đổi trận địa bắn ngay trong các chu trình ngắm bắn và đánh chặn đa số các loại vũ khí có điều khiển.

Bên cạnh việc tập trung phát triển radar chống tàng hình, Nga cũng đầu tư cho các thiết kế tên lửa phòng không cơ động tầm xa, có tốc độ cao và thời gian bay ngắn nhằm cả 2 mục đích: ngăn chặn các máy bay trinh sát, tác chiến điện tử hoạt động ngoài tầm hoặc xâm nhập tiếp cận không phận, đồng thời cho phép các hệ thống tên lửa phòng không tiếp cận các mục tiêu tàng hình trước khi chúng có thể thoát khỏi tầm bám.


Trang tin Daily Beast dẫn nguồn tin từ Trung tâm công nghệ hàng không vũ trụ Mỹ cho biết, có một điều chắc chắn hiện nay là hệ thống gây nhiễu vẫn chưa được bổ sung cho F-35. Ngay từ khi chương trình JSF bắt đầu, vấn đề này đã được quan tâm, tuy nhiên một số người đã bào chữa rằng đó là do sự chậm trễ.
 
Những gì mà F-35 thực sự đang có là chức năng “tấn công điện tử”, hay còn gọi là EA trong con mắt các nhà quân sự. Nó cũng có một hệ thống radar ngụy trang - BAE Systems ALE -70. Nhưng cả hai chức năng này đều nhằm mục đích đánh chặn tên lửa chứ không ngăn chặn việc bị phát hiện.

Hiện quân đội Nga đã được trang bị một hệ thống radar chống tàng hình di động mới sử dụng tần số VHF AESA (hệ thống quét điện tử chủ động), đồng thời nó cũng được tích hợp radar tần số cao hơn để có thể theo dõi các mục tiêu nhỏ khi radar VHF đã phát hiện ra chúng. Tuy nhiên, gần đây, Hải quân Mỹ đang lo lắng vì tàu chiến mới của Trung Quốc cũng đã được trang bị radar tìm kiếm Type 517M VHF, mà nhà sản xuất cho biết nó là một AESA.

Rõ ràng là chúng ta vẫn chưa thể kết luận rằng công nghệ tàng hình của F-35 đã chết, nhưng sự phụ thuộc quá nhiều vào một thiết kế đơn nhất (quân đội Mỹ đang đặt cược hoàn toàn vào thiết kế của Lightning II) không phải là một ý tưởng tốt và sử dụng bí mật hư cấu để dẹp các cuộc tranh luận thậm chí còn là điều tồi tệ hơn.


Vũ Thanh
(Tổng hợp)
Siêu chiến đấu cơ F-35 sẽ trình làng vào tháng 7
Siêu chiến đấu cơ F-35 sẽ trình làng vào tháng 7

Máy bay chiến đấu đa năng tiêm-cường kích F-35 sẽ thực hiện chuyến bay vượt Đại Tây Dương đầu tiên vào tháng 7 tới trong khuôn khổ các hoạt động ra mắt tại hai cuộc triển lãm máy bay quốc tế ở châu Âu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN