Theo đó, vị tướng hàng đầu của Lầu Năm Góc tuyên bố rằng xe tăng Abrams của Mỹ sẽ tạo ra sự khác biệt trên chiến trường, song không thể là “thần dược” cho cuộc chiến ở Ukraine.
Phát biểu tại sau cuộc gặp gỡ các nhà mạnh thường quân Ukraine tại Căn cứ không quân Ramstein của Đức, ông Mark Milley nói: “Tôi thực sự nghĩ rằng xe tăng M1, khi nó được chuyển giao, sẽ tạo ra sự khác biệt. Tuy nhiên, tôi cũng xin lưu ý rằng không có giải pháp hữu hiệu tức thì nào trong chiến tranh”.
Hồi tháng 1, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe đã đồng ý cung cấp 31 xe tăng Abrams cho Kiev, bất chấp việc trước đó từng khẳng định rằng loại xe này quá phức tạp để vận hành và bảo trì. M1 Abrams được trang bị động cơ phản lực và sử dụng nhiên liệu hàng không thay vì động cơ diesel tiêu chuẩn. Cỗ xe này nặng 63 tấn và tiêu thụ khoảng 4 lít nhiên liệu cho mỗi chặng đường 5km.
Tướng Milley cho biết vị thế chiến trường trong cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga sẽ phụ thuộc vào nhiều biến số chứ không phải một hệ thống vũ khí duy nhất. Ông nói thêm, các xe tăng của Mỹ cần được triển khai trong một chiến tranh vũ trang kết hợp, đồng bộ hóa với bộ binh cơ giới, pháo binh và các loại vũ khí khác để đạt hiệu quả tối ưu.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thông báo với các phóng viên rằng các xe tăng huấn luyện M1A1 sẽ cập bến Đức trong vài tuần tới để dạy cho lực lượng Ukraine sẽ cách vận hành chúng. 31 chiếc xe tăng dự kiến gửi cho Ukraine hiện được tân trang lại ở Mỹ.
Bộ trưởng Austin tin tưởng xe tăng Abrams và quá trình huấn luyện đi kèm sẽ giúp các lực lượng của Ukraine có thể thành công trên chiến trường.
Washington đã cam kết hỗ trợ 113 tỷ USD cho Kiev. Trong khi đó, các cuộc thăm dò dư luận Mỹ cho thấy sự ủng hộ của công chúng đối với viện trợ Ukraine đang giảm sút. Ngày 19/4, một nhóm gồm 19 nhà lập pháp đảng Cộng hòa đã kêu gọi Tổng thống Biden chấm dứt viện trợ “không kiềm chế” cho Ukraine, vì cho rằng điều đó đang kéo dài thời gian giao tranh, cũng là làm giảm tính sẵn sàng của quân đội Mỹ và khiến Mỹ có nguy cơ rơi vào đối đầu trực tiếp với Nga.