Armenia đã vượt qua đối thủ Azerbaijan để giành quyền đăng cai Hội nghị lần thứ 17 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP17) vào năm 2026. Quyết định này được đưa ra tại Hội nghị COP16 đang diễn ra ở Cali, Colombia, sau cuộc bỏ phiếu kín.
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, chiều 19/10 tại thủ đô Viêng Chăn, bên lề Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Trưởng đoàn Quốc hội nước Cộng hòa Armenia Hakob Arshakyan.
Nhà lãnh đạo Nga chủ yếu tập trung vào mối quan hệ kinh tế với cả hai nước và phản ánh sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Armenia.
Ngày 8/10 (giờ địa phương), phát biểu tại cuộc họp của lãnh đạo các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) tại Moskva, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho hay các Ngoại trưởng Armenia và Azerbaijan đã nhất trí tăng cường nỗ lực hoàn thành việc thông qua dự thảo hiệp ước hòa bình song phương.
Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Paris (Pháp), sáng 5/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp với Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng, Bảo vệ dân sự và Thể thao Thụy Sĩ Viola Amherd và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan.
Bản tin nóng thế giới sáng 3/10 có những nội dung sau đây: - Ukraine rút quân khỏi Vuhledar khi Nga tiến quân nhanh chưa từng có ở Donbass; - Quân nhân đầu tiên của Israel thiệt mạng tại Liban; - Nga ra khuyến cáo đặc biệt về các chuyến bay qua Israel, Iran và Iraq; - Ngoại trưởng Armenia bày tỏ mong muốn xích lại gần Mỹ và EU.
Ngày 1/10 (giờ địa phương) trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Á - Âu lần thứ ba “10 năm Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) - triển vọng và các ưu tiên” nhân dịp kỷ niệm 10 năm ký Hiệp ước về Liên minh, tại thủ đô Yerevan của Armenia đã diễn ra phiên họp toàn thể về chủ đề số hoá trong liên minh.
Quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ đang diễn ra với nhiều tín hiệu tích cực, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức từ các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là từ Azerbaijan.
Bản tin nóng thế giới sáng 29/9 có những nội dung sau đây: - Quân đội Israel san phẳng 6 toà nhà giết chết thủ lĩnh Hezbollah; - Thụy Sĩ hoan nghênh sáng kiến hòa bình mới về Ukraine; - Armenia và Palestine thiết lập quan hệ ngoại giao; - Rơi trực thăng ở Tây Bắc Pakistan khiến 6 người thiệt mạng.
Armenia có vai trò như một cầu nối thương mại quan trọng giữa Nga và các thị trường quốc tế khác trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine.
Nhân dịp kỷ niệm 33 năm Ngày Độc lập của Cộng hòa Armenia (21/9/1991 - 21/9/2024), ngày 21/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi điện mừng tới Tổng thống Vahagn Khachaturyan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện mừng tới Thủ tướng Nikol Pashinyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện mừng tới Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan.
Armenia, từng phụ thuộc mạnh mẽ vào Nga trong lĩnh vực quốc phòng, đã thực hiện một bước chuyển chiến lược khi tìm đến Ấn Độ làm đối tác quốc phòng.
Armenia và EU đã khởi động các cuộc đối thoại về việc tự do hóa thị thực, mở đường cho công dân Armenia có thể đi lại miễn thị thực vào các quốc gia thuộc Khu vực Schengen.
Armenia đang cân nhắc rút khỏi thỏa thuận năng lượng hạt nhân với Nga để tìm kiếm hợp tác với Mỹ, mở ra một hướng đi mới trong chiến lược năng lượng quốc gia.
Hành lang Zangezur, dự kiến sẽ nối Azerbaijan với vùng đất Nakhchivan mà không cần đi qua Armenia, đang tạo ra những căng thẳng địa chính trị mới trong khu vực.
Armenia cho biết việc ký kết thỏa thuận sẽ dựa trên những điều đã đồng thuận, trong khi các vấn đề chưa giải quyết sẽ tiếp tục được đàm phán trong tương lai.
Nhà máy điện hạt nhân duy nhất của Armenia đã dừng hoạt động tối 30/8 (giờ địa phương) do trúng sét.
Bộ trưởng phụ trách thương mại của Ủy ban Kinh tế Á-Âu (EEC), ông Andrey Slepnev, cho biết Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) đã chính thức mời Iran tham dự, với tư cách là khách mời đặc biệt tại Diễn đàn Kinh tế Á-Âu tại Yerevan (Armenia).
Bất chấp mối quan hệ căng thẳng giữa Nga và Armenia, Tổng thống Putin vẫn bày tỏ mong muốn tạo điều kiện cho một thỏa thuận hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này sẵn sàng hỗ trợ thỏa thuận hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan về vấn đề Nagorny-Karabakh.