Nhấn mạnh về quan điểm trong "Quyết tâm thư" tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thời gian tới, đại hội cần thực hiện mục tiêu về công tác dân tộc, đảm bảo Thủ đô đi đầu phong trào trên cả nước.
Bà Kemi Badenoch đã trở nhà lãnh đạo mới của đảng Bảo thủ đối lập sau khi đánh bại ông Robert Jenrick trong cuộc đua giành vị trí kế nhiệm cựu Thủ tướng Rishi Sunak, người đã từ chức thủ lĩnh đảng sau thất bại trong cuộc tổng tuyển cử ngày 4/7.
Một trong những hiện tượng chính trị đáng chú ý gần đây tại Bắc Mỹ là sự gia tăng ủng hộ của giới trẻ đối với các đảng phái bảo thủ.
Ngày 17/9, Chủ tịch đảng Xã hội Thiên chúa giáo (CSU) ở Đức, ông Markus Soeder, cho biết ban lãnh đạo đảng này nhất trí đề cử Chủ tịch đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) Friedrich Merz làm ứng cử viên ra tranh cử Thủ tướng trong cuộc bầu cử liên bang năm 2025.
Sáng 31/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả công tác trong thời gian qua; đồng thời thống nhất phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Ngày 28/7, cựu Bộ trưởng Kinh doanh Anh, Kemi Badenoch, đã phát động chiến dịch tranh cử để trở thành lãnh đạo của đảng Bảo thủ đối lập. Theo đó, bà trở thành ứng cử viên thứ 6 tìm cách thay thế ông Rishi Sunak sắp mãn nhiệm.
Một biến động chính trị có phần kỳ lạ đã xảy ra ở châu Âu trong vài năm qua. Tại Anh, quốc gia từng gây chấn động với sự kiện Brexit, con lắc quyền lực vừa quay trở lại với Công đảng trung tả, chấm dứt 14 năm cầm quyền của đảng Bảo thủ. Trong khi tại Tây Âu, bức tranh có phần khác biệt.
Theo phóng viên TTXVN tại London, kết quả sơ bộ cuộc tổng tuyển cử tại Anh, tính đến trưa 5/7 (giờ Việt Nam), cho thấy Công đảng đã giành được hơn 9 ghế trong tổng số 650 ghế tại Hạ viện.
Ngày 4/7 cử tri Anh đi bỏ phiếu bầu hạ viện mới nhiệm kỳ 5 năm. Kết quả các cuộc thăm dò đều dự báo về một thất bại lịch sử của đảng Bảo thủ trước Công đảng đối lập.
Ngày 27/6, hai ứng cử viên theo đường lối bảo thủ đã rút khỏi cuộc tranh cử tổng thống Iran, một ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử trước thời hạn này. Như vậy, chỉ còn 4 ứng cử viên được phê chuẩn tham gia cuộc bầu cử tổng thống Iran vào ngày 28/6 tới.
Theo cuộc thăm dò công bố ngày 19/6, đảng Bảo thủ cầm quyền có khả năng chỉ giành được 53 ghế tại Hạ viện Anh trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 4/7 sắp tới.
Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 11/6, Thủ tướng Rishi Sunak cam kết giảm hơn 17 tỷ bảng (khoảng 22 tỷ USD) tiền thuế, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp và người mua nhà nếu đảng Bảo thủ của ông giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 4/7 tới.
Đảng Bảo thủ cầm quyền của Anh ngày 3/6 công bố kế hoạch của đảng này hạn chế cấp thị thực (visa) làm việc cho lao động nước ngoài nhằm giảm số lượng người nhập cư.
Ngày 23/5, Thủ tướng Anh Rishi Sunak thuộc đảng Bảo thủ và đối thủ Keir Starmer thuộc Công đảng đã bắt đầu chiến dịch tranh cử của mình, trong đó hai chính trị gia đều cho rằng chỉ có họ mới có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bất ổn kinh tế và chính trị.
Chiều 22/5 (giờ địa phương), Thủ tướng Rishi Sunak bất ngờ thông báo Anh sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 4/7 tới mặc dù kết quả của những cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy đảng Bảo thủ cầm quyền nhiều khả năng chịu thất bại nặng nề.
Theo phóng viên TTXVN tại Anh, ngày 2/5, cử tri tại hai vùng của Vương quốc Anh gồm England và xứ Wales tham gia cuộc bầu cử địa phương để bầu chọn những người đảm nhiệm chức danh thị trưởng, ủy viên hội đồng và cảnh sát trưởng tại khu vực.
Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 31/3, tổ chức thăm dò dư luận và nghiên cứu thị trường tại Anh Survation công bố kết quả thăm dò ý kiến cử tri cho thấy nếu tổ chức tổng tuyển cử trong năm 2024, nhiều khả năng đảng Bảo thủ cầm quyền của Thủ tướng Rishi Sunak chỉ giành được chưa đến 100 ghế Hạ viện tại xứ England, đồng thời mất toàn bộ ghế nghị sĩ tại Scotland và Wales.
Theo phóng viên TTXVN tại Anh, tiếp tục có thêm 2 nghị sĩ cấp cao trong đảng Bảo thủ cầm quyền tại nước này tuyên bố không ra tranh cử trong cuộc bầu cử tiếp theo, khi đảng này đối mặt nguy cơ thất bại.
Theo các trang báo Mỹ, thuật ngữ “Siêu Thứ Ba” được sử dụng lần đầu tiên năm 1988, khi lãnh đạo đảng Cộng hòa tại các bang miền Nam nước Mỹ quyết định tổ chức bỏ phiếu trong cùng một ngày để tạo uy thế cho ứng cử viên bảo thủ mà họ ủng hộ. Trong ngày bầu cử "Siêu thứ Ba" 5/3/2024 (giờ Mỹ), hàng triệu cử tri Mỹ đi bỏ phiếu bầu cử sơ bộ dưới hình thức bỏ phiếu kín và họp đảng tại 15 bang và một vùng lãnh thổ với đảng Cộng hòa và 16 bang với đảng Dân chủ.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak đang đối mặt với khó khăn khi đảng Bảo thủ của ông để mất ghế tại hai khu vực bầu cử ở Anh.