Ngày 9/10, bà Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết: Người dân từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về địa phương đợt này được tỉnh hỗ trợ chi phí cách ly.
Theo thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, tỉnh thực hiện các ly y tế tập trung đối với người dân tự phát trở về từ các tỉnh, thành phố; đồng thời, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp với tần suất 4 lần/14 ngày. Toàn bộ chi phí cách ly và xét nghiệm RT-PCR do cá nhân tự chi trả.
Sau khi TTXVN có bài viết “Quảng Ngãi: Vận động các ngư dân neo đậu tại cảng Sa Huỳnh đi cách ly tập trung theo quy định”, trong đó có nội dung ngư dân muốn cách ly ngay tại tàu cá vì họ không có tiền trả phí cách ly tập trung, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã kịp thời chỉ đạo UBND thị xã Đức Phổ hỗ trợ 100% chi phí cách ly đối với các ngư dân này. Kinh phí được trích từ ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, kể từ ngày 1/7, người dân Thái Lan trở về từ nước ngoài bằng đường hàng không và đường biển sẽ phải tự chi trả chi phí cách ly 14 ngày tại các cơ sở cách ly thay thế của tư nhân, ngoại trừ công chức đi làm nhiệm vụ và những người thuộc diện “dễ bị tổn thương”.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, từ đầu tháng 7 tới, người dân Thái Lan về nước từ nước ngoài bằng đường hàng không sẽ phải trả chi phí cách ly nhưng vẫn được hưởng quyền lợi về y tế và chăm sóc sức khỏe.
Thời gian gần đây, liên tục xuất hiện các ca nhiễm COVID-19 mới khiến lượng người phải đi cách ly tập trung cũng tăng lên. Vậy hiện nay, chi phí cách ly tập trung là bao nhiêu?
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 16/NQ-CP về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19.
Thủ tướng nhấn mạnh, đối với người Việt Nam, dù Nhà nước còn khó khăn nhưng chúng ta chưa thu phí điều trị với những trường hợp nhiễm bệnh. Còn đối với người nước ngoài, nếu mắc bệnh thì phải trả phí điều trị, không phải trả chi phí cách ly và xét nghiệm.