Niger sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine "với hiệu lực tức thì". Đây là tuyên bố được ông Amadou Abdramane, người phát ngôn chính quyền quân sự Niger, đưa ra trên truyền hình quốc gia ngày 6/8.
Ngày 24/12, lãnh đạo chính quyền quân sự Niger xác nhận nước này đã đình chỉ mọi hoạt động hợp tác với Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF).
Ngày 7/12, tòa án Tây Phi đã bác bỏ vụ kiện của chính quyền quân sự Niger yêu cầu dỡ bỏ một loạt lệnh trừng phạt do các nước thuộc Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) áp đặt sau cuộc đảo chính tháng 7 vừa qua ở nước này.
Ngày 11/10, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ "rất tiếc" về quyết định của chính quyền quân sự Niger trục xuất điều phối viên thường trú của LHQ.
Chính quyền quân sự Niger đã yêu cầu điều phối viên Liên hợp quốc (LHQ) Louise Aubin tại nước này rời đi trong vòng 72 giờ. Động thái trên diễn ra 1 ngày sau khi Mỹ cắt khoản viện trợ hơn 500 triệu USD cho Niger và Pháp bắt đầu rút quân khỏi quốc gia Tây Phi này.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, chính quyền quân sự Niger đã quyết định đình chỉ xuất khẩu khí hóa lỏng (LPG) cho đến khi có thông báo mới.
Ngày 2/10, truyền hình nhà nước Algeria đưa tin chính quyền quân sự Niger đã chấp nhận lời đề nghị hòa giải của Algeria nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị của Niamey.
Mối quan hệ với Pháp đã xuống cấp sau khi Paris đứng về phía Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum sau cuộc đảo chính diễn ra hồi tháng 7 vừa qua.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, một nguồn tin từ Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) ngày 7/9 cho biết triển vọng khối này và chính quyền quân sự của Niger đạt được thỏa thuận trong những ngày tới là không khả quan, như Thủ tướng Ali Mahaman Lamine Zeine do chính quyền quân sự Niger bổ nhiệm bày tỏ trước đó.
Ngày 4/9, Thủ tướng do chính quyền quân sự Niger bổ nhiệm, ông Ali Mahaman Lamine Zeine, bày tỏ hy vọng chính quyền quân sự nước này sẽ đạt được một thỏa thuận với Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) trong những ngày tới.
Ngày 27/8, Ủy viên phụ trách các vấn đề chính trị của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) Abdel-Fatau Musah cho biết khối này đã đề xuất với chính quyền quân sự ở Niger do Tướng Abdurahmane Tchiani đứng đầu tiến hành một cuộc gặp giữa hai bên tại một địa điểm trung lập.
Ngày 25/8, chính quyền quân sự Niger đã yêu cầu Đại sứ Pháp tại Niamey phải rời nước này trong vòng 48 giờ.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, chính quyền quân sự lên nắm quyền ở Niger sau cuộc đảo chính tháng trước tuyên bố sẽ ủy quyền cho lực lượng vũ trang các nước láng giềng Mali và Burkina Faso can thiệp vào lãnh thổ Niger trong trường hợp nước này bị tấn công.
Ủy viên chính trị và an ninh của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) Abdel-Fatau Musah vừa tuyên bố không chấp nhận việc lãnh đạo chính quyền quân sự Niger cam kết giai đoạn chuyển tiếp ở quốc gia Tây Phi này sẽ kéo dài trong 3 năm.
Không có kết quả đáng kể nào được ghi nhận từ các cuộc đàm phán giữa phái đoàn Cộng đồng Các nền kinh tế Tây Phi (ECOWAS) và chính quyền quân sự ở Niger.
Ngày 19/8, người đứng đầu chính quyền quân sự Niger, Tướng Abdourahamane Tiani, đã cam kết rằng giai đoạn chuyển tiếp ở quốc gia Tây Phi sẽ không kéo dài quá 3 năm, đồng thời cảnh báo các nước bên ngoài không thực hiện việc can thiệp quân sự vào tình hình ở nước này.
Ngày 15/8, Thủ tướng chính quyền quân sự Niger hôm qua đã có chuyến thăm không báo trước tới nước láng giềng Cộng hòa Chad. Động thái này diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế vẫn đang thúc đẩy nỗ lực hòa giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay ở quốc gia Tây Phi.
Người phát ngôn Liên hợp quốc, ông Stephane Dujarric ngày 14/8 nhấn mạnh việc chính quyền quân sự ở Niger có ý định truy tố Tổng thống Mohamed Bazoum là "rất đáng lo ngại".
Chính quyền quân sự ở Niger tuyên bố sẽ truy tố Tổng thống bị phế truất Mohamed Bazoum với tội danh "phản quốc" và làm suy yếu an ninh quốc gia.
Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, sau cuộc gặp chính thức ở Niamey ngày 13/8 với chính quyền quân sự Niger, một nhóm các học giả Hồi giáo của Nigeria cho biết những người đứng đầu cuộc đảo chính ở Niger sẵn sàng đối thoại để giải quyết bế tắc với Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS).