Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay ở tỉnh ghi nhận 3 trường hợp tử vong do bệnh dại. Tất cả trường hợp này đều bị chó, mèo cắn nhưng không đi tiêm vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại.
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận cho biết, địa phương vừa ghi nhận một bệnh nhân tử vong nghi do bệnh dại. Đáng chú ý, qua điều tra dịch tễ, chưa ghi nhận bệnh nhân có dấu hiệu bị chó, mèo cắn, cào.
Bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm do vi rút dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh, tỷ lệ tử vong rất cao (gần như 100%).
Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, từ năm 2022 đến nay bệnh dại có xu hướng gia tăng. Nhiều tỉnh, thành phố có bệnh dại lưu hành trong nhiều năm và có số ca tử vong do bệnh dại cao.
Nhiều người bị chó, mèo và vật nuôi cắn, cào khi đi chúc Tết, du Xuân nên tỷ lệ người tiêm vaccine dại sau Tết tại các trung tâm tiêm chủng trên cả nước tăng cao đột biến.
Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, từ đầu năm 2023 đến nay, phòng tiêm chủng của bệnh viện đã tiếp nhận 99 trường hợp bị chó, mèo cắn đến tiêm phòng dại, trong đó có 56 trường hợp nguy cơ cao phải tiêm huyết thanh dại, chiếm tỷ lệ 56%.
Dù chưa phải cao điểm của bệnh dại, nhưng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, các điểm tiêm chủng đã ghi nhận số người đến tiêm vaccine phòng dại do bị chó, mèo cắn tăng đột biến.
Năm 2018, trên 400.000 người phải điều trị dự phòng do chó, mèo cắn. Bệnh dại do bị chó, mèo cắn cũng đã làm 86 người tử vong (tăng 12 trường hợp so với năm 2017).
Theo Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Ninh Bình, trung bình mỗi tháng Trung tâm tiếp nhận khoảng 200 người đến điều trị dự phòng do bị chó, mèo cắn.
Không tiêm phòng dại cho chó, mèo và để chó, mèo cắn người thì chủ nuôi sẽ bị phạt từ 1,2 - 1,6 triệu đồng; đồng thời phải bồi thường cho người bị hại cả vật chất lẫn tinh thần như thanh toán chi phí tiêm phòng dại và các chi phí khác phát sinh.