Chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu Riemann Labs - nhà sản xuất loại siro ho liên quan đến ít nhất cái chết của 6 trẻ nhỏ ở Cameroon, phải ngừng sản xuất. Đây là hãng dược phẩm thứ 4 của Ấn Độ bị buộc phải ngừng hoạt động liên quan đến dược phẩm chứa độc tố.
Hãng dược phẩm Ấn Độ đã bị cáo sử dụng nguyên liệu công nghiệp độc hại để sản xuất siro ho cho trẻ em.
Ngày 30/12, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo công ty công nghệ sinh học Marion Biotech của nước này sản xuất loại siro ho, liên quan tới 19 trẻ em tử vong tại Uzbekistan, đã dừng sản xuất tất cả các loại dược phẩm, sau cuộc kiểm tra do Cơ quan quản lý dược phẩm Ấn Độ tiến hành.
Theo hãng tin Reuters, Bộ Y tế Uzbekistan cho biết ít nhất 18 trẻ em đã tử vong sau khi uống một loại sirô do hãng dược phẩm Ấn Độ Marion Biotech Pvt Ltd sản xuất.
Ngày 22/3, hãng dược Novavax Inc cho biết vaccine ngừa COVID-19 của hãng đã được Cơ quan kiểm soát dược phẩm Ấn Độ (DCGI) cấp phép sử dụng khẩn cấp cho lứa tuổi từ 12-17. Vaccine do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất và đưa ra thị trường nước này dưới nhãn hiệu Covovax.
Cơ quan kiểm soát dược phẩm Ấn Độ (DCGI) ngày 6/3 đã đồng ý cho phép Viện Huyết thanh Ấn Độ tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine Covovax ngừa COVID-19 làm mũi tiêm tăng cường cho người trưởng thành.
Ngày 28/12, Ủy ban Chuyên gia quản lý dược phẩm Ấn Độ khuyến nghị cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho thuốc viên molnupiravir của hãng Merck & Co Inc và cấp phép cho hai loại vaccine, gồm vaccine Covovax của Viện Huyết thanh Ấn Đội (SII) và vaccine Corbevax của công ty Biological E.
Ngày 29/6, Cơ quan quản lý dược phẩm Ấn Độ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna (Mỹ) trong bối cảnh nước này đang đẩy mạnh chương trình tiêm chủng nhằm có thể ứng phó với nguy cơ làn sóng lây nhiễm mới đang cận kề.
Ngày 13/5, giới chức Ấn Độ cho biết Tổng cục Quản lý dược phẩm Ấn Độ (DCGI) đã cấp phép thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và 3 vaccine Covaxin ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 2 đến 18 tuổi.
Giới chức Ấn Độ ngày 8/5 thông báo Tổng cục Quản lý Dược phẩm Ấn Độ (DCGI) đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp thuốc 2-deoxy-D-glucose (2-DG) cho Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của nước này để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19.
Các nước có thu nhập trung bình và thấp sẽ có thể tiếp cận hàng trăm triệu bộ xét nghiệm COVID-19 nhanh hơn sau khi Tổ chức Sức khỏe toàn cầu (Unitaid) và Quỹ Chẩn đoán sáng tạo mới (FIND) cùng một hãng dược phẩm Ấn Độ đạt thỏa thuận đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như giảm tới 50% giá thành sản phẩm.
Ngày 3/8, giới chức Anh cho biết London đã hợp tác với nhà sản xuất dược phẩm Wockhardt của Ấn Độ để thúc đẩy việc sản xuất vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và hy vọng hãng này có thể triển khai sản xuất ngay trong tháng tới.