Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn thông báo của một tòa án Đức, cho biết cựu Giám đốc điều hành (CEO) hãng chế tạo ô tô Đức Volkswagen (VW) Martin Winterkorn sẽ phải tiếp tục ra hầu tòa liên quan vụ bê bối gian lận khí thải của hãng này - còn được gọi là "Dieselgate".
Ngày 27/6, cựu Giám đốc điều hành (CEO) công ty sản xuất ô tô Audi AG Rupert Stadler đã bị toà án Munich tuyên 1 năm 9 tháng tù hưởng án treo và phải nộp phạt 1,1 triệu euro (1,2 triệu USD) với tội danh gian lận và lừa dối trong vụ bê bối khí thải liên quan các dòng xe của hãng này.
Ủy ban Thương mại Công bằng của Hàn Quốc (KFTC) ngày 9/2 cho biết sẽ áp dụng mức xử phạt hành chính tổng hợp 42,3 tỷ won (33,48 triệu USD) đối với 3 hãng sản xuất ô tô của Đức là Mercedes-Benz, BMW và Audi vì đã thông đồng để gian lận số liệu về khí thải của các loại ô tô chạy bằng động cơ diesel.
Ngày 1/8, đơn vị phụ trách kinh doanh của hãng xe Fiat Chrysler Automobiles (Mỹ) đồng ý nộp khoảng 300 triệu USD tiền phạt và tiền bồi thường, nhằm dàn xếp cuộc điều tra kéo dài nhiều năm qua của Bộ Tư pháp Mỹ liên quan vấn đề gian lận khí thải đối với các xe lắp động cơ diesel của hãng này.
Nhà chức trách Đức đã tiến hành lục soát 8 địa điểm văn phòng của tập đoàn ô tô Hyundai-Kia (Hàn Quốc) tại Đức và Luxembourg liên quan những cáo buộc gian lận khí thải động cơ diesel ảnh hưởng đến hơn 210.000 xe.
Tập đoàn sản xuất xe ô tô Volkswagen và công ty con Porsche đã đồng ý trả ít nhất 80 triệu USD để giải quyết một vụ kiện có nhiều nguyên đơn liên quan đến bê bối gian lận số liệu khí thải và tiết kiệm nhiên liệu trên 500.000 chiếc xe Porsche tại Mỹ.
Bộ Tư Pháp Mỹ ngày 3/6 thông báo hãng sản xuất ô tô Fiat Chrysler (FCA) đã thừa nhận sai phạm và đồng ý trả 300 triệu USD tiền phạt liên quan vụ kiện hãng xe này gian lận khí thải.
Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (FTC) ngày 6/2 cho biết đã quyết định phạt Mercedes-Benz 20,2 tỷ won (16,87 triệu USD) vì thông tin sai lệch về lượng khí thải từ các loại xe ô tô chạy bằng dầu diesel của hãng và yêu cầu Mercedes-Benz phải có biện pháp khắc phục.
Bộ Môi trường Hàn Quốc ngày 3/11 cho biết sẽ có các biện pháp xử phạt đối với các chi nhánh tại nước này của Mercedes-Benz và Stellantis vì đã thao túng các hệ thống kiểm soát khí thải trong các dòng xe chạy bằng dầu diesel.
Ngày 9/6, hãng sản xuất ô tô Volkswagen (Đức) thông báo đã đạt thỏa thuận với các cựu lãnh đạo của công ty, trong đó có cựu Giám đốc điều hành Martin Winterkorn, để dàn xếp và khắc phục hậu quả liên quan bê bối gian lận khí thải. Theo đó, Volkswagen sẽ được bồi thường 288 triệu euro (351 triệu USD).
Ngày 12/8, hãng chế tạo ô tô hàng đầu Đức Daimler cho biết đã thông qua một thỏa thuận dàn xếp có trị giá 2,2 tỷ USD với cơ quan chức năng Mỹ nhằm giải quyết vụ bê bối gian lận khí thải ở nhiều xe của hãng này tại thị trường Mỹ.
Cựu Giám đốc hãng xe Audi và Volkswagen (VW) Axel Eiser vừa bị bắt giữ tại Croatia do liên quan đến vụ bê bối gian lận khí thải trên dòng xe chạy bằng động cơ diesel của Volkswagen hồi năm 2015.
Ngày 20/4, hãng sản xuất ô tô của Đức Volkswagen đã chấp thuận bồi thường 620 triệu euro (673 triệu USD) cho 200 khách hàng để dàn xếp vụ kiện tập thể lớn nhất tại Đức liên quan tới bê bối gian lận khí thải.
Các công tố viên Đức ngày 3/12 đã tiến hành khám xét các văn phòng của hãng sản xuất ô tô Volkswagen (VW) liên quan bê bối gian lận phát thải khí.
Ngày 24/9, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo một quản lý cấp cao của Fiat Chrysler bị cáo buộc đánh lạc hướng cơ quan quản lý môi trường quốc gia này trong vụ bê bối sử dụng thiết bị gian lận khí thải.
Hãng sản xuất ô tô Volkswagen (Đức) đã chấp nhận trả gần 127 triệu AUD (87,3 triệu USD) để dàn xếp các vụ kiện của các chủ xe tại Australia liên quan bê bối gian lận khí thải.
Truyền thông Đức ngày 1/7 đưa tin, vụ bê bối gian lận khí thải của thương hiệu xe ô tô hạng sang Audi còn lớn hơn những gì được công bố đến nay.
Ủy ban Hối đoái và Chứng khoán Mỹ (SEC) ngày 14/3 đã kiện Volkswagen (VW) liên quan đến bê bối gian lận khí thải và cáo buộc nhà sản xuất ô tô của Đức này có hành vi lừa dối bằng cách "thổi phồng" giá trị trái phiếu công ty lên tới hàng tỷ USD, trong khi có hành vi lừa dối các nhà đầu tư về sự thân thiện với môi trường từ các sản phẩm của họ.
Ngày 14/3, Ủy ban Hối đoái và Chứng khoán Mỹ (SEC) đã kiện Volkswagen (VW) liên quan đến bê bối gian lận khí thải và cáo buộc nhà sản xuất ô tô của Đức này có hành vi lừa dối bằng cách "thổi phồng" giá trị trái phiếu công ty lên tới hàng tỷ USD trong khi có hành vi lừa dối các nhà đầu tư về hệ thống lọc khí thải thân thiện với môi trường lắp đặt trong các sản phẩm của hãng này.
Trái với dự báo của giới phân tích, tập đoàn chế tạo ô tô Volkswagen của Đức ngày 12/3 thông báo doanh thu và lợi nhuận của hãng tăng trong năm 2018, bất chấp những cáo buộc liên quan đến bê bối gian lận khí thải và “những cơn gió ngược” do áp dụng quy trình kiểm tra ngặt nghèo về mức độ ô nhiễm.