Số liệu do khu vực công và tư nhân công bố ngày 26/6 cho hay giá gạo trung bình tại các siêu thị ở Nhật Bản đã tăng mạnh vào đầu tháng Sáu.
Theo Tổng cục Thống kê sáng 29/1, so với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2024 tăng 0,31% (khu vực thành thị tăng 0,33%; khu vực nông thôn tăng 0,29%).
Lạm phát tiếp tục "nóng" ở nhiều nước châu Á phần lớn là do giá gạo và các mặt hàng thực phẩm khác tăng cao. Giá lương thực tăng chiếm đến 50-70% trong cơ cấu gây ra lạm phát ở Philippines và Ấn Độ. Giá gạo đã đạt mức cao nhất trong 15 năm do thời tiết khắc nghiệt và lệnh cấm xuất khẩu.
Giá gạo tăng tại hầu hết các "vựa lúa" của châu Á trong tuần này, với giá gạo đồ xuất khẩu của Ấn Độ đi lên do nhu cầu của thị trường đã có bước cải thiện.
Theo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, giá gạo tăng đột biến đã đẩy nguyên liệu đầu vào của sản phẩm chế biến từ gạo như bún, phở, mì, hủ tiếu… tăng theo. Do đó, hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất đang chật vật tìm nguồn cung gạo, vừa cố gắng kiềm giữ giá trong khó khăn.
Indonesia đang “quay cuồng” vì giá gạo đạt mức cao kỷ lục trong tháng 10. Để thích nghi, các nhà hàng và hộ gia đình buộc phải giảm khẩu phần cơm và mua ngũ cốc chất lượng thấp hơn.
Giá lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục duy trì ở mức cao. Trong khi, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán tăng. Giá gạo tăng bởi sau khi Indonesia thông báo sẽ mua nhiều hơn trong năm nay và Việt Nam sẽ là nguồn cung gạo chính cho thị trường này.
Sau khi kết thúc vụ thu hoạch lúa mới nhất, bà Sripai Kaeo-eam vội vã dọn cánh đồng và trồng lứa mới vào cuối tháng 8. Bà phớt lờ lời khuyên của chính phủ Thái Lan về hạn chế gieo trồng thêm trong năm nay để tiết kiệm nước.
Chuyên trang về thị trường lúa gạo thế giới Ssricenews ngày 11/9 dẫn thông báo của Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) cho biết nước này sẽ mua gạo 300.000 tấn gạo trắng 5% tấm từ các nước Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và Campuchia. Thông tin này được kỳ vọng giúp giá gạo tăng trở lại.
Giá gạo tăng ở Philippines có thể là tín hiệu cảnh báo đối với các nhà nhập khẩu lương thực lớn, khi hậu quả từ lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ tiếp tục lan rộng khắp châu Á và Tây Phi.
Giá lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có sự biến động tăng ở nhiều địa phương. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, lệnh cấm xuất khẩu gạo ngày 20/7/2023 của Ấn Độ, tiếp theo là lệnh dừng xuất khẩu gạo của một số nước khiến nhu cầu cho mặt hàng lương thực thiết yếu này khan hiếm, đẩy giá gạo tăng mạnh so với thời điểm trước.
Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 29/8, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước là do nguyên nhân giá xăng dầu, giá gạo trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng theo nhu cầu.
Ngày 25/8, Liên đoàn Lúa gạo Myanmar (MRF) cho biết nước này đang có kế hoạch tạm thời hạn chế xuất khẩu gạo nhằm kiểm soát giá gạo tăng ở trong nước. Nếu kế hoạch được triển khai, quốc gia Đông Nam Á này sẽ là nước tiếp theo sau Ấn Độ áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo để bảo vệ thị trường trong nước.
An ninh lương thực toàn cầu vốn đã bị đe dọa kể từ khi Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen và hiện tượng thời tiết El Nino làm giảm sản lượng gạo. Giờ đây, giá gạo đang tăng mạnh, chẳng hạn giá gạo châu Á đã chạm mức cao nhất 15 năm qua, đẩy những người dễ bị ảnh hưởng nhất ở một số nước nghèo nhất đứng trước nhiều nguy cơ.
Việc Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - tuyên bố sẽ tạm ngừng xuất khẩu gạo ngay lập tức đã làm dấy lên sự lo lắng trên thị trường, thậm chí gây tâm lý tích trữ gạo ở một số nơi và đẩy giá gạo tăng vọt.
Thời gian gần đây, giá gạo tăng “nóng” khiến nhiều doanh nghiệp ở Đồng Tháp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bột và sản phẩm từ gạo gặp khó khăn. Tuy giá nguyên liệu đầu vào tăng nhanh, chi phí sản xuất đội lên nhưng doanh nghiệp chưa thể tăng giá bán sản phẩm. Nhiều sản phẩm từ gạo phải bán với giá bằng hoặc thấp hơn chi phí sản xuất.
Số người đói ăn trên toàn cầu tăng nhanh tới mức vượt quá khả năng hỗ trợ của các tổ chức nhân đạo trong bối cảnh giá gạo tăng lên mức cao nhất trong 12 năm.
Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, báo Bangkok Post ngày 10/8 đưa tin giá gạo tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 15 năm qua đang làm dấy lên lo ngại rằng chi phí lương thực sẽ trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều đối với những người nghèo nhất thế giới.
Báo Bangkok Post ngày 10/8 dẫn tin từ hãng Bloomberg cho biết, giá gạo tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 15 năm qua đang làm dấy lên lo ngại rằng chi phí lương thực sẽ trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều đối với những người nghèo nhất thế giới.
Sau Ấn Độ, một số quốc gia như Nga, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE)… cấm xuất khẩu gạo khiến giá gạo tăng cao kỷ lục. Đây được xem là cơ hội lớn cho gạo xuất khẩu của Việt Nam nhưng cũng là thách thức cần cẩn trọng.