Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngay sau lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ 5 của Tổng thống Vladimir Putin ngày 7/5, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký lệnh giải tán chính phủ để chờ bổ nhiệm mới.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 6/3, Tổng thống Senegal Macky Sall đã giải tán chính phủ và bổ nhiệm ông Sidiki Kaba làm thủ tướng mới, thay ông Amadou Ba.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 20/2, Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo Sama Lukonde Kyenge đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Felix Tshisekedi, dẫn đến việc giải tán chính phủ nước này.
Ngày 7/12, Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa đã ký sắc lệnh giải tán chính phủ sau khi Thủ tướng Antonio Costa từ chức vào tháng trước do bị điều tra cáo buộc tham nhũng.
Ngày 16/10, Phủ Tổng thống Côte d'Ivoire thông báo Thị trưởng thành phố Abidjan, ông Robert Beugre Mambe được bổ nhiệm làm Thủ tướng, sau khi Tổng thống Alassane Ouattara giải tán chính phủ vào đầu tháng này.
Ngày 6/10, Chánh Văn phòng Tổng thống Côte d'Ivoire, ông Aboudramane Cisse, thông báo Tổng thống Alassane Ouattara đã bãi nhiệm Thủ tướng Patrick Achi và giải tán chính phủ.
Quân đội Burkina Faso ngày 24/1 tuyên bố đã phế truất Tổng thống Roch Marc Kabore, đình chỉ Hiến pháp, giải tán Chính phủ và Quốc hội, đồng thời đóng cửa biên giới của quốc gia Tây Phi này.
Sudan đã rơi vào khủng hoảng sau khi quân đội giải tán chính phủ chia sẻ quyền lực của đất nước và ban bố tình trạng khẩn cấp ngày 25/10.
Chiều 25/10 (theo giờ Việt Nam), người đứng đầu Hội đồng cầm quyền Sudan - Tướng Abdel Fattah al-Burhan - đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, đồng thời thông báo giải tán Hội đồng tối cao dân sự và chính phủ chuyển tiếp của nước này.
Tổng thống Tunisia Kais Saied ngày 25/7 đã giải tán Chính phủ của Thủ tướng Hichem Mechichi và đình chỉ hoạt động của Quốc hội, khiến nhiều người dân quốc gia Bắc Phi đổ ra đường ủng hộ động thái được cho đã leo thang thành một cuộc khủng hoảng chính trị trong khi những người phản đối đã gọi đây là một cuộc đảo chính.
Ngày 30/10, Tổng thống tái đắc cử của Tajikistan Imomali Rakhmon đã giải tán chính phủ, đồng thời yêu cầu các thành viên chính phủ hoàn thành nhiệm vụ cho tới khi một nội các mới được thành lập.
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, ngày 3/6, Hãng thông tấn quốc gia Belta (Belarus) đưa tin Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã quyết định giải tán chính phủ cũng như đã ký sắc lệnh thi hành quyết định này.
Bất ổn chính trị sau hàng loạt diễn biến quan trọng và dồn dập bất ngờ xảy ra tại Malaysia gần một tuần qua, dẫn đến sự sụp đổ của liên minh cầm quyền, Thủ tướng Mahathir Mohamad từ chức và kéo theo đó là việc giải tán chính phủ, vẫn chưa có hồi kết.
Ngày 15/1, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã tuyên bố từ chức và giải tán Chính phủ Liên bang Nga, vài tiếng sau khi Tổng thống Vladimir Putin đọc Thông điệp Liên bang năm 2020.
Ngày 12/11, các nghị sỹ Quốc hội Moldova đã giải tán chính phủ liên minh do Thủ tướng thân phương Tây Maia Sandu đứng đầu sau khi không vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm.
Ngày 10/10, Quốc hội Rumania đã bỏ phiếu thông qua đề xuất bất tín nhiệm, qua đó giải tán chính phủ nước này.
Ngày 22/2, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir đã tuyên bố giải tán chính phủ nước này và thiết lập tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc.
Ngày 21/2, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev đã giải tán chính phủ, với lý do "không đạt được những thay đổi tích cực" trong nền kinh tế nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại Brusells, tối 18/12, Thủ tướng Bỉ Charles Michel đột ngột thông báo trước Hạ viện nước này về việc ông sẽ từ chức.
Ngày 26/4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố sẽ không từ chức cũng như không giải tán chính phủ, bất chấp các vụ bê bối đang làm sụt giảm nghiêm trọng niềm tin của cử tri đối với chính quyền nước này.