Đầu tuần này, giá các loại gạo trên thị trường toàn cầu đã giảm, sau khi Ấn Độ và Pakistan dỡ bỏ giới hạn giá và khôi phục xuất khẩu gạo.
Chính phủ Ấn Độ ngày 13/9 cho biết đã loại bỏ mức giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) là 950 USD/tấn đối với gạo Basmati.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu nhằm áp đặt giới hạn giá trần đối với dầu mỏ vận chuyển bằng đường biển của Nga ngày 20/12 đã công bố những thay đổi đối với cơ chế tuân thủ mà Bộ Tài chính Mỹ khẳng định sẽ khiến các nhà xuất khẩu Nga khó vượt qua giới hạn mức giá trần.
Không ai muốn cấm hoàn toàn dầu của Nga khỏi thị trường toàn cầu vì điều đó sẽ gây ra thâm hụt và đẩy giá lên cao. Ý tưởng đằng sau việc giới hạn giá dầu chỉ đơn thuần là để Nga không nhận được một phần doanh thu nhất định từ việc bán dầu.
Xuất khẩu dầu thô của Nga tăng 50% bất chấp lệnh trừng phạt. Điều này cho thấy Moskva tránh được quy định giới hạn giá của G7 đối với hầu hết xuất khẩu dầu của nước này.
Ngày 31/3, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết sẽ mở rộng cơ chế giới hạn giá khí đốt đối với tất cả các trung tâm giao dịch ở Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/5 tới nhằm ngăn chặn nguy cơ bất ổn tiềm tàng trên thị trường năng lượng châu Âu.
Giới hạn giá khí đốt của EU, đã được thống nhất vào đầu tuần này sau nhiều tháng đàm phán, sẽ được áp dụng từ ngày 15/2/2023 và kéo dài trong một năm.
Ngày 19/12, Ủy viên năng lượng châu Âu, bà Kadri Simson cho biết Ủy ban châu Âu (EC) sẵn sàng đình chỉ giới hạn giá trần khí đốt nếu có phân tích cho thấy bất hợp lý.
Giá thị trường một thùng dầu thô Urals của Nga hiện dao động quanh mức 65 USD/thùng, cho thấy giới hạn giá dầu có thể chỉ có tác động hạn chế trong ngắn hạn.
Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch giới hạn giá trần khí đốt ở mức 275 euro/MWh, bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2023, nhưng giờ đây phải nỗ lực tìm biện pháp khác.
Ngày 8/11, truyền thông châu Âu dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết một đại diện của Ủy ban châu Âu tuyên bố với đại biểu từ các nước Liên minh châu Âu (EU) rằng không thể áp đặt giới hạn giá khí đốt mà không gây ảnh hưởng đến các hợp đồng dài hạn và an ninh nguồn cung.
Ủy ban châu Âu (EC) lo ngại việc Liên minh châu Âu (EU) giới hạn giá khí đốt tự nhiên có thể làm tăng dòng điện giá rẻ hơn đến các quốc gia không nằm trong cơ chế.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 12/10 cho biết, giới hạn giá 60 USD/thùng áp lên dầu xuất khẩu của Nga có thể đủ để làm giảm doanh thu từ ngành năng lượng của Moskva, trong khi vẫn cho phép hoạt động sản xuất dầu có lãi.
Khi Liên minh châu Âu (EU) đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều quốc gia khác để có được nguồn cung khí hóa lỏng (LNG) nhằm thay thế khí đốt tự nhiên từ Nga, việc giới hạn giá khí đốt không phải là giải pháp hợp lý, cơ bản nhất vẫn là tiết kiệm khí đốt, nhưng thực tế diễn ra tại Đức khiến nhiều người lo ngại.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen sẽ đề xuất với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc họp tuần này về cách EU có thể giới hạn giá khí đốt trong nỗ lực kiềm chế giá năng lượng đang tăng cao.
Bộ trưởng Tài chính CH Séc Zbynek Stanjura ngày 11/9 cho biết chính phủ nước này sẽ cân nhắc khả năng ấn định giới hạn giá điện sử dụng trong công nghiệp cùng lúc áp giá trần đối với điện sử dụng trong các hộ gia đình và các cơ quan nhà nước, trong nỗ lực giúp người dân và doanh nghiệp vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng.
Trang tin EURACTIV.gr ngày 9/9 dẫn lời người phát ngôn của Chính phủ Hy Lạp Giannis Oikonomou cho biết nước này sẽ không ủng hộ đề xuất của Ủy ban châu Âu về giới hạn giá khí đốt với Nga.
Chính phủ các nước châu Âu cáo buộc Nga sử dụng năng lượng để gây sức ép nhằm trả đũa việc phương Tây hỗ trợ Ukraine sau cuộc xung đột với Nga. Ngày 9/9, các bộ trưởng năng lượng của EU sẽ nhóm họp thảo luận về các lựa chọn khác nhau để giới hạn giá khí đốt.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết những quốc gia áp đặt giới hạn giá dầu Nga sẽ bị loại bỏ khỏi danh sách khách hàng của nước này.
Việc mở rộng thị trường dầu của Nga có thể phải đối mặt với những thách thức do giới hạn giá, nhưng nỗ lực kiểm soát giá cũng có thể phản tác dụng.