Ngày 11/11, các quan chức thương mại Trung Quốc và Mỹ đã họp tại Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, để thảo luận về hợp tác giải quyết tình trạng kinh doanh hàng hóa vi phạm bản quyền trên nền tảng trực tuyến. Hội nghị do Cục Quản lý thị trường nhà nước Trung Quốc cùng Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ đồng tổ chức.
Ngày 9/8, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk tổ chức tiêu hủy hàng nghìn sản phẩm hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu với tổng giá trị hơn 134 triệu đồng.
Ngày 1/3, Cục QLTT TP Hồ Chí Minh cho biết, vào ngày 29/2, tại nhà máy Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Môi Trường Xanh (huyện Bình Chánh), Đội QLTT số 3 đã giám sát thực hiện buộc tiêu hủy hàng hóa đối với 62 quyết định xử phạt vi phạm hành chính do UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Cục QLTT Thành phố ban hành.
Ngày 28/12, lực lượng chức năng tỉnh Ninh Bình tổ chức kiểm đếm và tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính bị thu giữ trong dịp cuối năm 2023.
Ông Vũ Hoài Linh, Phó Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Đội 4), Cục Điều tra cống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho biết: Đến nay, vẫn chưa có vụ án nào bị xử lý hình sự liên quan đến sở hữu trí tuệ. Nguyên nhân là do Điều 192 của Bộ Luật hình sự (BLHS) chỉ áp dụng cho hành vi sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả, không áp dụng cho hàng giả về sở hữu trí tuệ.
Liên quan đến hai lô sầu riêng và ớt của Việt Nam sang Nhật Bản bị buộc tiêu hủy do tồn dư hóa chất vượt tiêu chuẩn cho phép trong tháng 10/2023, ông Tạ Đức Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản khẳng định đã báo cáo thông tin cho các cơ quan chức năng của Việt Nam để khuyến cáo tình trạng hàng hóa vi phạm quy định tại nước nhập khẩu.
Theo Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), từ đầu năm đến nay, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới tăng đột biến ở tuyến hàng không, cả về số vụ và trị giá hàng hóa vi phạm.
Ngày 17/9, Cục QLTT TP Hồ Chí Minh cho biết, các Đội QLTT vừa thực hiện tiêu hủy gần 21.500 sản phẩm hàng hóa vi phạm với trị giá hơn 1 tỷ đồng.
Ngày 14/9, Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội phối hợp các cơ quan chức năng liên quan, tiến hành tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm các loại, bị lực lượng chức năng thành phố thu giữ thời gian qua.
Sáng ngày 27/7, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã ký thỏa thuận hợp tác trong kiểm tra và xử lý hàng hóa vi phạm quy định của pháp luật gửi qua đường bưu chính trong nước.
Ngày 17/5, tại Nhà máy Công ty cổ phần môi Trường Việt Úc, KCN Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh tổ chức tiêu hủy 900 sản phẩm hàng hóa vi phạm, có tổng trị giá 2.440.000 đồng.
Chiều ngày 18/11, Cục Quản lý Thị trường tỉnh Quảng Bình tiến hành tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu gồm các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu lưu thông trái phép trên thị trường.
Ngày 29/9, thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông xác nhận, Đoàn kiểm tra liên ngành do đơn vị chủ trì vừa kiểm tra 2 đơn vị kinh doanh phân bón thuốc bảo vệ thực vật tại xã Đức Mạnh và xã Đắk R'La (đều thuộc huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) và phát hiện nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật có hình ảnh, chữ viết không đúng đối tượng bảo vệ, phòng trừ tại đăng ký tại giấy chứng nhận đăng ký. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm yết gần 270 triệu đồng.
Ngày 9/1, Công an tỉnh Quảng Bình cho hay, trong quá trình triển khai nhiệm vụ, nhất là thời điểm đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các đơn vị đã phát hiện liên tiếp các vụ vận chuyển hàng hóa vi phạm, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp với trị giá hàng trăm triệu đồng.
Theo Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), tính đến thời điểm này, ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp phát hiện, xử lý 11.961 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép qua biên giới với tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 2.071 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 170,277 tỷ đồng.
Trong những tháng cuối năm, Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội bố trí lực lượng tuần tra, kiểm tra, xử lý các phương tiện vận tải hành khách, hàng hóa vi phạm các quy định về phòng chống dịch COVID-19 theo các chỉ đạo của Trung ương, UBND Thành phố và Sở GTVT Hà Nội.
Trong ngày 13/10, cơ quan chức năng thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tài xế vận chuyển hàng hóa vi phạm các quy định phòng, chống dịch COVID-19.
Sáu người gồm lái xe, phụ xe của 4 phương tiện vận tải hàng hóa đã bị đưa đi cách ly tập trung tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) vì vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19 như tự ý bóc niêm phong cabin xe, lưu thông khi giấy xét nghiệm hết hiệu lực.
UBND tỉnh Ninh Thuận đang chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền các huyện Thuận Nam và Ninh Sơn khẩn trương kiểm tra sai phạm của nhà xe Đăng Nhân (Hợp tác xã vận tải ô tô số 1) do đưa xe vận tải hành khách vào vận chuyển hàng hóa, vi phạm quy định về phòng, chống dịch trong hoạt động vận tải hàng hóa, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng.
Tại một số chốt kiểm soát dịch bệnh cửa ngõ của thành phố Hải Phòng vẫn còn hiện tượng phương tiện vận tải hàng hóa vi phạm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.