Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, giới chức Australia đã đưa ra cảnh báo thu hồi nhãn hiệu kẹo dẻo Uncle Frog’s Mushroom vì có 5 trường hợp nhập viện và có các triệu chứng “đáng lo ngại" sau khi ăn.
Ngày 26/12, hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản quyết định cấm sản xuất, sở hữu, sử dụng và phân phối 6 hợp chất có cấu trúc tương tự hexahydrocannabihexol (HHCH).
Perfetti Van Melle Việt Nam với thương hiệu Chupa Chups vừa tổ chức sự kiện xác lập kỷ lục “Dây kẹo dẻo dài nhất thế giới” có chiều dài lên đến 4.057 mét tại nhà máy ở Bình Dương. Sự kiện đặc biệt này còn đánh dấu cột mốc kỷ niệm 65 năm ra đời của thương hiệu Chupa Chups trên toàn cầu.
Ngày 21/11, một hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản quyết định cấm hexahydrocannabihexol (HHCH) - hợp chất nhân tạo có cấu trúc tương tự thành phần tetrahydrocannabinol (THC) của cây gai dầu được dùng để sản xuất cần sa.
Ngày 20/11, Bộ Y tế Nhật Bản thông báo nước này đang cân nhắc cấm hexahydrocannabihexol (HHCH) - một hợp chất nhân tạo có cấu trúc tương tự tetrahydrocannabinol (THC), thành phần của cây gai dầu được dùng để sản xuất cần sa.
Ngày 16/11, cảnh sát tỉnh Osaka, miền Tây Nhật Bản, cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận hơn 10 người phải nhập viện sau khi ăn kẹo dẻo nghi chứa chất kích thích liên quan tới cần sa.
Nhiều sản phẩm kẹo dẻo quảng cáo trên các mạng xã hội phổ biến tại Anh có chứa thành phần THC – một chất gây kích thích thần kinh trong cây cần sa – với nồng độ cao.
Ngày 13/12, Phân viện khoa học hình sự tại TP Hồ Chí Minh đã có Kết luận giám định số 71/C54B về gói nylon chứa thảo mộc khô màu xanh là cần sa; đối với chất dạng kẹo dẻo và chất màu nâu chứa trong các gói dạng túi lọc là ma túy loại Delta – 9 – Tetrahydrocannabinol. Tổng trọng lượng là 2,5 kg.
Cư dân mạng đang sốc nặng do đoạn video mô tả quá trình sản xuất thạch gelatin làm kẹo dẻo từ da lợn.