Ngày 28/12, núi Lewotobi ở tỉnh Đông Nusa Tenggara của Indonesia đã phun trào, khiến Trung tâm Giảm nhẹ Thảm họa Địa chất và Núi lửa của nước này phải ban hành cảnh báo hàng không.
Ngày 20/11, giới chức Indonesia cho biết núi lửa Lewotobi Laki-laki tiếp tục hoạt động mạnh khiến 3 ngôi làng trong khu vực Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara có nguy cơ cao phải hứng chịu lũ dung nham lạnh từ các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi trên. Các ngôi làng này nằm trong bán kính 7 km tính từ miệng núi lửa.
Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 13/11 cho thấy một cột khói bụi khổng lồ bốc lên từ ngọn núi lửa nổi tiếng Lewotobi Laki-laki của Indonesia.
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 13/11, nhiều hãng hàng không quốc tế đã thông báo hủy các chuyến bay đến và đi từ Bali sau khi núi lửa Lewotobi Laki-Laki phun trào, tạo ra cột tro bụi cao tới 10km và buộc hàng nghìn người phải sơ tán.
Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.
Trung tâm Giảm nhẹ thảm họa địa chất và núi lửa của Indonesia (VGDMC) cho biết ngày 11/11, núi lửa Lewotobi ở tỉnh Đông Nusa Tenggara đã phun trào trở lại, phóng ra một cột tro bụi cao tới 2,5 km lan về phía Tây và Tây Bắc.
Ngày 10/11, giới chức Indonesia thông báo các vụ phun trào của núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara, từ ngày 4/11 đến nay đã khiến 9 người thiệt mạng, ảnh hưởng đến ít nhất gần 10.300 người dân trong khu vực.
Sáng 9/11, núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông Indonesia một lần nữa phun trào, tạo ra một cột tro bụi khổng lồ vươn cao đến 9 km, đe dọa cuộc sống của hàng nghìn người dân trong khu vực.
Ngày 8/11, núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông Indonesia tiếp tục phun trào cột tro bụi khổng lồ cao hơn 8.000 mét, trong đợt phun trào kéo dài gần 1 tuần qua.
Ngày 6/11, Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai Indonesia (BNPB) thông báo sẽ di dời vĩnh viễn hàng nghìn cư dân khỏi khu vực xung quanh núi lửa Lewotobi Laki-Laki trên hòn đảo du lịch nổi tiếng Flores, sau khi núi lửa này phun trào trong những ngày gần đây khiến 9 người thiệt mạng.
Chính quyền tỉnh Đông Nusa Tenggara đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong 58 ngày để ứng phó với núi lửa Lewotobi Laki-laki phun trào từ ngày 3/11 gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Ít nhất 9 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào ngày 3/11.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, giới chức Indonesia cho biết ngày 17/1, núi lửa Lewotobi ở tỉnh Đông Nusa Tenggara đã phun trào 3 lần trong khoảng 1 giờ.
Nhà chức trách Indonesia ngày 15/1 cho biết đã sơ tán khoảng 6.500 người trên đảo Flores sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki phun những đám mây tro nâu dày đặc trong mấy ngày qua. Không có thương vong hay thiệt hại lớn nào được báo cáo cho đến nay.
Ngày 2/1, giới chức Indonesia cho biết trên 2.000 người dân sinh sống trong khu vực xung núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở tỉnh Đông Nusa Tenggara đã phải sơ tán đến nơi trú tạm thời trong bối cảnh nủi lửa này gia tăng hoạt động.