Ngày 16/8, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bến Tre thông tin về hai vụ ngộ độc rượu làm 7 người phải nhập viện, trong đó có 3 người tử vong tại xã An Hiệp (huyện Ba Tri) vào cuối tháng 7/2022.
Đã từ lâu, rượu, bia được coi là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi, đặc biệt là khi Tết đến, Xuân về. Tuy nhiên, việc lạm dụng rượu bia, vấn đề chất lượng, an toàn rượu bia và những hệ lụy của nó đã và đang gây ra nhiều hậu quả cho cộng đồng.
"Công tác thanh kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất rượu đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh Lào Cai chưa phát hiện các sai phạm về hàm lượng methanol trong rượu", bà Nguyễn Hải Anh, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Lào Cai cho biết.
Đến nay, Hà Nội đã niêm phong gần 2.000 lít rượu không nhãn mác, đặc biệt đã phát hiện 2 mẫu rượu có hàm lượng methanol cao vượt ngưỡng từ 900 - 2.002 lần.
Nguyên nhân vụ ngộ độc cỗ đám ma nghiêm trọng tại Lai Châu khiến hơn 40 người nhập viện và 8 người thiệt mạng không hẳn do rượu có hàm lượng Methanol vượt ngưỡng nhiều lần. Bởi lẽ, trong số bệnh nhân cấp cứu có nhiều phụ nữ, trẻ em không hề uống rượu.
Chiều 15/2, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố kết quả kiểm nghiệm 3 mẫu rượu lấy tại vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra ở bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, khiến nhiều người tử vong và nhập viện.
Tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội 10/12, bà Mai Thị Hồng Hạnh, Phó Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cho biết: Hàm lượng methanol của loại rượu gây chết người tại Quảng Ninh gấp 2.950 lần cho phép.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết: Cục An toàn thực phẩm và cơ quan chức năng đã thông báo khẩn cấp việc thu hồi, xử lý và cảnh báo đối với 3 sản phẩm rượu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội có hàm lượng Methanol cao nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm trong toàn quốc.