Bộ Tài chính Nga khẳng định đã hoàn thành nghĩa vụ khi thanh toán qua Trung tâm lưu ký thanh toán quốc gia (NDS) bằng đồng euro và USD, nhưng số tiền này chưa đến được tài khoản của các chủ nợ. Theo các luật sư, Nga vẫn có thêm 1 ngày để thanh toán số tiền này. Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho rằng đây không phải là vỡ nợ.
Tại một cuộc họp báo ngày 26/5, người phát ngôn Nhà Trắng, Karine Jean-Pierre, nhận định nguy cơ Nga vỡ nợ sẽ có tác động rất nhỏ đến kinh tế Mỹ và toàn cầu, khi Mỹ quyết định không gia hạn miễn trừ để cho phép Nga thanh toán cho các chủ nợ tại Mỹ.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev cảnh báo nếu Nga vỡ nợ nước ngoài, châu Âu có thể đối mặt với tình trạng siêu lạm phát, dẫn đến vỡ nợ.
Một ủy ban tài chính toàn cầu đã ra phán quyết rằng Công ty Đường sắt Nga đã vỡ nợ sau khi công ty này không thể thanh toán lãi cho khoản trái phiếu trị giá 2 triệu USD. Nguyên nhân là do các lệnh trừng phạt của phương Tây đã ngăn cản Nga tiếp cận hệ thống tài chính thế giới.
Nga đang phải đối mặt với tình trạng vỡ nợ đối với các khoản thanh toán nợ nước ngoài, có nguy cơ đẩy nền kinh tế của nước này chìm sâu hơn vào khủng hoảng.
Các cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế cho biết Nga đang có nguy cơ vỡ nợ trái phiếu chính phủ trị giá nhiều tỷ USD do các lệnh trừng phạt liên quan đến chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Ngày 13/3, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định rằng Nga có thể vỡ nợ do hậu quả của các biện pháp trừng phạt chưa từng có mà phương Tây áp đặt sau khi Moskva tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine, nhưng điều này sẽ không gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã khiến Nga gần như rơi vào tình trạng vỡ nợ.