Ngày 23/1, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), tập hợp người Kurd ở Syria, đã siết chặt vòng vây một nhà tù ở thành phố al-Hasaka, nơi các phần tử của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn nhằm giải cứu đồng bọn. IS đã kiểm soát được nhà tù này vào ngày 22/1.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 29/8 khẳng định ông sẽ không cho phép Mỹ trì hoãn thỏa thuận mà hai bên đã nhất trí hồi đầu tháng về việc thiết lập một vùng an toàn nằm giữa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực phía Bắc của Syria do lực lượng người Kurd được Mỹ hậu thuẫn kiểm soát.
Phiến quân tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng dùng súng bắn vào vợ mình khi họ đang tìm cách tháo chạy khỏi khu vực bị lực lượng người Kurd bao vây.
Ngày 11/3, một loạt vụ biểu tình ủng hộ người Kurd và phản đối chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại miền Bắc Syria đã nổ ra tại ở Anh và Đức, khiến một số người bị thương và làm gián đoạn hệ thống giao thông công cộng.
Ngày 31/1, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ rằng chiến dịch chống lại lực lượng người Kurd ở miền Bắc Syria không nên trở thành cái cớ để xâm lược quốc gia Trung Đông này, nhấn mạnh rằng ông muốn Ankara phải phối hợp hành động với các đồng minh.
Ngày 27/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thông báo Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho lực lượng Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) tại Syria sau khi kết thúc cuộc chiến đánh bật tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng khỏi thành phố Raqqa của Syria.
Các nguồn tin Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ngày 22/6 cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã thông báo rằng số vũ khí cung cấp cho lực lượng Các Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) tại Syria sẽ được thu hồi lại một khi nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) bị đánh bại.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 10/5 đã kêu gọi Mỹ lập tức hủy bỏ quyết định cung cấp vũ khí cho nhóm các chiến binh người Kurd tại Syria mà Ankara liệt vào danh sách khủng bố.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã nã pháo vào các tay súng thuộc lực lượng dân quân tự vệ người Kurd ở miền Bắc Syria ngày 25/8. Đây là động thái mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là để bảo đảm an ninh khu vực biên giới nhằm chống cả nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và bước tiến của người Kurd tại Syria.
Hàng chục nghìn người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia biểu tình tại nhiều thành phố nhằm thể hiện tình đoàn kết với lực lượng tự vệ người Kurd ở Syria đang chiến đấu bảo vệ thành phố chiến lược Kobane trước các phần tử thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Ngày 28/10, các tay súng người Kurd đã khởi hành từ Iraq tới thành phố biên giới Kobane của Syria nhằm hỗ trợ lực lượng dân phòng tại đây chống lực lượng cực đoan “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng.
Các tay súng thuộc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã chiếm 3 quận của thành phố chiến lược Kobane có đông người Kurd sinh sống ở miền Bắc Syria, giáp với Thổ Nhĩ Kỳ.
Các lực lượng của người Kurd ở miền Bắc Iraq với sự yểm trợ từ các cuộc không kích của Mỹ đã tái chiếm một ngọn núi có vị trí chiến lược quan trọng từ tay các phiến quân của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).
Ngày 10/8, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã tới thủ đô Baghdad của Iraq để thảo luận với các nhà lãnh đạo nước này và khu tự trị người Kurd ở miền Bắc về các biện pháp đối phó với nhóm phiến quân "Nhà nước Hồi giáo" (IS).