Ngày 20/5, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi tổ chức họp báo chuyên đề cung cấp thông tin các nội dung liên quan đến việc thi công tuyến ống nước ngầm xả nước thải sau xử lý của Nhà máy bột - giấy VNT19.
Chiều 4/10, chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành và tỉnh Long An để xem xét xử lý dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam, 1 trong 12 dự án yếu kém của ngành Công Thương, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ, đây là dự án khó xử lý nhất trong số các dự án yếu kém, thua lỗ của ngành Công Thương.
Bằng việc đẩy mạnh tiến độ triển khai dự án cùng với sự hỗ trợ, giám sát của chính quyền địa phương và các ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi, nhà máy Bột - Giấy VNT 19 dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2024 với mục tiêu vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh vừa bảo vệ môi trường.
Tổng công ty Giấy Việt Nam đã đề xuất phương án chấm dứt dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam (Long An) để tiến hành xử lý tài sản gắn liền với đất và không gắn liền với đất. Do phương án xử lý này gây mất vốn nhà nước nên cần tập trung xem xét, đánh giá, xử lý kỹ lưỡng.
Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tường Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An ngày 26/3.
Ngày 14/2, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Họp báo chuyên đề về các nội dung liên quan đến Nhà máy bột - giấy VNT19.
Để phát triển xanh, bền vững thì doanh nghiệp phải chủ động đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại và luôn cập nhật công nghệ xử lý mới, từ đó bắt kịp xu hướng sản xuất thân thiện với môi trường. Đây cũng là cách Nhà máy Bột – Giấy VNT 19 đang làm, vừa tăng hiệu quả kinh doanh, vừa đảm bảo các yếu tố về môi trường đạt chuẩn an toàn cao nhất.
Ngày 24/6, tại UBND xã Bình Trị, UBND huyện Bình Sơn phối hợp cùng Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân về hoạt động xả thải vào nguồn nước của Nhà máy bột giấy VNT 19.
UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi yêu cầu nhà đầu tư (tức Công ty cổ phần Bột - Giấy VNT 19) phải thuê tổ chức giám định (1 trong 39 tổ chức có chuyên môn phù hợp được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố) để thực hiện việc giám định chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ của dự án. Đây là điều kiện bắt buộc trước khi dự án đưa vào vận hành.
Sau khi TTXVN có bài “Quảng Ngãi: Người dân xã Bình Phước bức xúc vì doanh nghiệp đền bù thiệt hại không thỏa đáng” (đăng ngày 12/5/2018) và đề nghị của Huyện ủy Bình Sơn về những vấn đề liên quan đến Dự án Nhà máy Bột-giấy VNT19 tại văn bản số 390/BC/HU ngày 13/4/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng vừa ra Công văn số 276/UBND-CNXD ngày 18/5/2018, yêu cầu Nhà máy này phải sớm khắc phục những hậu quả gây ra trong quá trình triển khai xây dựng nhà máy, phải tháo gỡ những vướng mắc gây bức xúc trong nhân dân.
Người dân xã Bình Phước, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) rất bức xúc khi Nhà máy bột giấy VNT19 (Nhà máy VNT19) đóng tại địa phương, trong quá trình thi công xây dựng đã làm bồi lấp phần lớn diện tích đất ruộng nhưng doanh nghiệp lại bồi thường không thỏa đáng.
Ông Nguyễn Tiên Phong, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần bột giấy VNT 19 khẳng định: “Theo thiết kế, dự án Nhà máy bột giấy VNT19 khi đi vào hoạt động sẽ an toàn với môi trường. Với cách xử lý các chất thải hiện đại cũng như dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại, Công ty cam kết sẽ dừng hoạt động nhà máy nếu xả thải có bất kỳ sự cố môi trường nào gây ảnh hưởng đến các hộ dân trong vùng dự án”.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã khẩn trương ban hành các Quyết định thanh tra tại 3 dự án yếu kém của ngành là nhà máy sản xuất phân bón DAP 2 Lào Cai; nhà máy Bột giấy Phương Nam và Dự án nhà máy đóng tàu Dung Quất.
Nhà máy Bột giấy và Giấy An Hòa (Tuyên Quang) có công suất chế biến 130 nghìn tấn/năm, tổng vốn đầu tư 3.800 tỷ đồng.