Ngày 11/9, giới chức Philippines cho biết hàng trăm người dân nước này đã phải sơ tán sau khi núi lửa Kanlaon phun khí độc. Giới chuyên gia cảnh báo đây có thể là dấu hiệu tiềm tàng của một vụ phun trào núi lửa.
Một đợt phun trào núi lửa mới xảy ra trên Bán đảo Reykjanes ở Tây Nam Iceland tối 21/8. Đây là đợt phun trào núi lửa thứ 6 ở khu vực này kể từ tháng 12/2023.
Hoạt động địa chấn đang gia tăng mỗi ngày trên Bán đảo Reykjanes ở Tây Nam Iceland, làm dấy lên lo ngại rằng một vụ phun trào núi lửa có thể xảy ra tại đây vào bất cứ thời điểm nào.
Rạng sáng 17/3 (giờ Việt Nam), một vụ phun trào núi lửa đã xảy ra trên bán đảo Reykjanes ở Tây Nam Iceland. Đây là lần thứ 4 núi lửa "thức giấc" trên bán đảo này kể từ tháng 12 năm ngoái.
Ngày 8/2, một vụ phun trào núi lửa đã xảy ra trên bán đảo Reykjanes ở Tây Nam Iceland. Đây là lần thứ ba núi lửa "thức giấc" trên bán đảo này kể từ tháng 12 năm ngoái.
Rạng sáng 19/12 (giờ Việt Nam), một vụ phun trào núi lửa đã xảy trên Bán đảo Reykjanes của Iceland, khiến bầu trời tại khu vực này chuyển sang màu cam và lực lượng phòng vệ dân sự được đặt trong tình trạng báo động cao.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết một vụ phun trào núi lửa dưới đáy biển gần đây đã dẫn đến hình thành một hòn đảo mới gần đảo Iwo Jima, cách thủ đô Tokyo khoảng 1.200 km về phía Nam.
Các nhà khoa học ở New Zealand ghi nhận vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai thuộc đảo quốc Tonga ở Nam Thái Bình Dương hồi năm 2022 đã làm hủy hoại tầng ozone một cách nhanh chóng.
Các nhà khoa học cho rằng 'thủ phạm' không ngờ tới khiến Trái Đất nóng kỷ lục trong năm 2023 chính là vụ phun trào núi lửa dưới biển ngoài khơi Tonga ở Nam Thái Bình Dương vào năm ngoái.
Ngày 5/7, Cơ quan Khí tượng Iceland (IMO) cho biết khoảng 2.200 trận động đất đã được ghi nhận ở khu vực quanh thủ đô Reykjavik của Iceland trong vòng 24 giờ qua, dấu hiệu cho thấy một vụ phun trào núi lửa có thể sắp xảy ra.
Trận sóng thần do vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai tại Tonga năm ngoái đã khiến một phần của lưỡi băng Drigalski ở Nam Cực tách ra.
Ngày 4/12, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đã ban bố cảnh báo sóng thần sau vụ núi lửa phun trào dữ dội trước đó cùng ngày ở Indonesia.
Các vụ phun trào núi lửa quy mô lớn là kết quả của quá trình tích tụ đá nóng chảy ở hàng trăm km dưới mặt đất trong suốt hàng triệu năm. Đây là kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature số ra mới nhất.
Một vụ phun trào núi lửa ở miền Đông Philippines trong ngày 5/6 đã khiến người dân phải sơ tán khỏi các thị trấn lân cận phủ đầy tro bụi.
Ngọn núi lửa khổng lồ ở ngoài khơi Tonga phun trào vào tháng trước không chỉ giải phóng lượng tro bụi kỷ lục vào không khí mà còn dẫn đến sự kiện sấm sét lớn chưa từng thấy.
Vụ phun trào núi lửa tại Tonga ngày 15/1 có sức công phá lớn hơn nhiều lần so với vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.
Tonga, quốc đảo Thái Bình Dương cách New Zealand khoảng 2.000 km, đã hứng chịu trận sóng thần kinh hoàng ngay sau khi núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai phun trào hôm 15/1.
Chuyên gia về núi lửa Wendy Stovall thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cảnh báo sẽ có thể có thêm nhiều vụ nổ núi lửa hoặc sóng thần tại Bờ Tây nước Mỹ sau vụ phun trào núi lửa ở ngoài khơi Tonga hôm 15/1 vừa qua.
Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Abdulla Shahid nhận định vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai ở Tonga và trận sóng thần tiếp sau đó đã cho thấy mức độ "dễ bị ổn thương" của các quốc gia đang phát triển ở đảo nhỏ (SIDS) trước thảm họa thiên nhiên.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, chiều 16/1, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đã dỡ bỏ tất cả các cảnh báo và khuyến cáo về sóng thần mà cơ quan này đã ban bố vào sáng cùng ngày sau vụ phun trào núi lửa ở Tonga.