Là tỉnh có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, thời gian qua Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Thái Bình đã tạo nên phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ. Từ đó, góp phần chuyển đổi sản xuất hiệu quả dựa trên sản phẩm truyền thống, đặc trưng của địa phương, gia tăng thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế nông thôn. Nhiều hướng đi mới đã được hình thành với các sản phẩm OCOP chất lượng đã và đang từng bước khẳng định ưu việt của chương trình này.
Đến với Hưng Yên, du khách không chỉ chiêm ngưỡng những địa danh lịch sử mà còn có cơ hội khám phá và trải nghiệm tại các làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm truyền thống đặc trưng mang nét đẹp của vùng quê văn hiến.
Trong các mặt hàng bán xuyên biên giới thông qua thương mại điện tử (TMĐT), các sản phẩm gỗ (đặc biệt là nội thất nhà cửa), dệt may và nhựa chiếm ưu thế hơn các mặt hàng khác nhờ lợi thế sản xuất truyền thống và đáp ứng đủ tiêu chí của các nước xuất khẩu.
Với bản sắc văn hóa độc đáo, nhiều nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Lào Cai đã và đang tiếp tục được bảo tồn, phát huy dưới bàn tay khéo léo, tảo tần cùng tư duy đổi mới của những người phụ nữ. Dù ở địa phương vùng thấp hay vùng cao và ở lứa tuổi nào, những phụ nữ này đều đóng góp không nhỏ trong việc quảng bá các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa của từng dân tộc, giúp nâng cao thu nhập cho gia đình, cộng đồng từ chính các sản phẩm truyền thống.
Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 đang đến gần, nhiều hộ dân sống tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đang gia tăng sản xuất chè lam Phủ Quảng để kịp có nguồn hàng bán ra thị trường.
SINGAPORE – Media OutReach – Ngày 15 tháng 12 năm 2020 – Với tầm nhìn thay đổi mô hình bảo hiểm và định hình lại trải nghiệm của khách hàng, Công ty Bảo hiểm Etiqa Insurance vừa ra mắt GIGANTIQ – gói tiết kiệm bảo hiểm tất cả trong một (all-in -one) với tùy chọn điều khoản riêng. Khác với các sản phẩm truyền thống, chính sách duy nhất trao quyền cho khách hàng với (các) bảo hiểm riêng theo yêu cầu và các dịch vụ giá trị gia tăng.
Mặc dù những mô hình, ý tưởng đưa nông sản vào các sản phẩm truyền thống của một số doanh nghiệp thực phẩm đã tạo nên tín hiệu lạc quan nhưng khó có thể tiêu thụ hết lượng nông sản tồn đọng hiện tại và bao tiêu được toàn bộ nông sản sản xuất thời gian tới. Do đó, chìa khóa giải quyết đầu ra lâu dài cho nông sản phải là thúc đẩy tiêu thụ nội địa và đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến một cách bài bản.
Những ngày cuối năm, những cơ sở làm bánh chưng tại làng Lỗ Khê (xã Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội) lại tất bật chuẩn bị để cung cấp sản phẩm truyền thống cho thị trường Tết Nguyên đán.
Là sản phẩm truyền thống đặc trưng mỗi khi mùa Trung thu về, bánh Trung thu ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn để thưởng thức, biếu tặng. Tuy nhiên, bên cạnh các thương hiệu nổi tiếng, thị trường bánh Trung thu hiện vẫn đang tồn tại những sản phẩm không rõ nguồn gốc, gây khó khăn cho cơ quan quản lý và khiến người tiêu dùng bất an.
Hai lợi ích được kết hợp trong sản phẩm Nước tăng lực Number 1 Cola là “Sảng khoái từ hương vị Cola nổi tiếng trên thế giới” và “Tỉnh táo, tăng lực” trong sản phẩm truyền thống của Tân Hiệp Phát được kỳ vọng tạo nên sự bứt phá trên thị trường nước tăng lực dành cho giới trẻ, thêm sự lựa chọn cho nhiều tín đồ yêu thích nước giải khát có hương vị Cola trên khắp Việt Nam.
Tuần Du lịch Ninh Bình 2018 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An” được tỉnh Ninh Bình tổ chức từ ngày 9/6 đến 16/6 tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư.
“Tại sao người ta kinh doanh những sản phẩm của dân tộc Mông được mà mình là người dân tộc Mông lại không làm. Tôi không muốn những giá trị văn hóa ẩm thực của dân tộc mình bị mai một. Giải pháp là phải nâng cao được tính thương mại và giá trị cho những sản phẩm truyền thống...”.
Làng nghề đúc đồng Phước Kiều, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam tồn tại và phát triển hơn 400 năm qua với các sản phẩm truyền thống như: Chiêng, chuông, thanh la, chân đèn, lư hương và đồ gia dụng khác...
Trong khuôn khổ các hoạt động của Festival Huế 2016, sẽ diễn ra triển lãm “Dấu ấn văn hóa Kinh đô Huế và đồng bằng sông Hồng qua các sản phẩm thủ công truyền thống”.
Gần đây, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có một số mặt hàng truyền thống rơi vào tình trạng "thật, giả" lẫn lộn, gây thiệt hại cho người sản xuất lẫn tiêu dùng.
Các sản phẩm máy điều hòa, quạt điện... có tính năng như xua muỗi, làm sạch không khí, đặc biệt là tiết kiệm điện được khách hàng quan tâm hơn các dòng sản phẩm truyền thống do giá điện tăng.
Ngoài hoa tươi là sản phẩm truyền thống, người tiêu dùng cũng lựa chọn các sản phẩm thiết thực làm quà tặng như: mỹ phẩm, nữ trang, quần áo…
Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina đã tham dự hội chợ với một gian hàng giới thiệu các sản phẩm truyền thống như tranh và lọ hoa sơn mài, khăn lụa, túi thổ cẩm, vòng đeo tay bằng sừng trâu, tượng cô gái bằng gỗ…
Từ ngày 10/10 đến ngày 13/10, hội chợ “Tự hào hàng Việt Nam chất lượng cao và sản phẩm truyền thống năm 2014” được tổ chức tại Thiên đường Bảo Sơn - Hà Nội với quy mô trên 300 gian hàng trưng bày và chào bán sản phẩm.
Sự kết hợp giữa nghề truyền thống với nghệ thuật sắp đặt mang lại hình ảnh mới về sản phẩm làng nghề. Nhiều sản phẩm truyền thống trông bình thường nhưng qua sự sắp đặt của các họa sĩ trẻ, đã trở nên có ý nghĩa.