Cuộc thử nghiệm bom nhiệt hạch của CHDCND Triều Tiên tháng 9 vừa qua không chỉ tạo ra “làn sóng gây sốc” trong ngoại giao mà còn là một trận động đất 6,3 độ richter và nhiều dư chấn kéo dài đến tháng 12.
Một trận động đất tự nhiên mạnh 2,5 độ richter đã xảy ra tại CHDCND Triều Tiên vào ngày 2/12, gần với địa điểm Bình Nhưỡng thử bom nhiệt hạch trong tháng 9.
"Chúng ta đang nói về việc đặt một đầu đạn hạt nhân sống lên một quả tên lửa, vốn mới chỉ được thế giới thử nghiệm vài lần, rồi bay trên đầu những khu vực đông dân cư. Viễn cảnh này quá đáng sợ”.
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa hủy diệt CHDCND Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã đánh tiếng về khả năng thử bom nhiệt hạch tại Thái Bình Dương. Nhiều tờ báo đã dẫn phân tích từ các chuyên gia về lời cảnh cáo mới nhất này từ Bình Nhưỡng.
Ngày 22/9, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khẳng định, Tổng thống Donald Trump sẽ có hành động đáp trả “phù hợp” nếu Triều Tiên tiến hành vụ thử bom nhiệt hạch (bom H) tại vùng biển Thái Bình Dương như lời đe dọa của Bình Nhưỡng một ngày trước đó.
Ngày 22/9, một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ cho biết, việc Triều Tiên tiến hành một vụ thử bom nhiệt hạch (bom H) tại Thái Bình Dương sẽ là “một sự thay đổi cuộc chơi” và Mỹ đang xem xét lời đe dọa này của Bình Nhưỡng một cách rất nghiêm túc.
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho cho biết Triều Tiên có thể xem xét thử một quả bom nhiệt hạch trên Thái Bình Dương.
Sau khi CHDCND Triều Tiên thử bom nhiệt hạch ngày 3/9, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có bữa trưa bàn luận một loạt nội dung "nóng" tại Nhà Trắng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa tham dự một buổi tiệc đặc biệt dành cho các nhà khoa học tham gia vụ thử bom nhiệt hạch (bom H) một tuần trước và yêu cầu họ đóng góp hơn nữa vào việc tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân của Triều Tiên.
Gần một tuần sau khi Bình Nhưỡng thử bom nhiệt hạch và có dấu hiệu tiếp tục thử tên lửa đạn đạo, Mỹ đã chính thức đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) bỏ phiếu trừng phạt Triều Tiên vào ngày 11/9. Mỹ đồng thời ra lệnh cho tàu đổ bộ tấn công USS Wasp rời Virginia chở hàng loạt chiến đấu cơ F-35B để tới Sasebo (Nhật Bản) gia nhập Hạm đội 7.
Sau khi Bình Nhưỡng thử bom nhiệt hạch, xuất hiện nhiều dấu hiệu khiến Hàn Quốc nghi ngờ Triều Tiên có thể phóng tên lửa đạn đạo vào ngày hôm nay (9/9). Tuy nhiên, các nhà khoa học lại nhận định rằng điều này khó có khả năng xảy ra bởi một hiện tượng đặc biệt.
Sau khi Bình Nhưỡng thử bom nhiệt hạch, có chuyên gia cho rằng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là một người lí trí, biết đẩy mọi việc đi xa đến đâu và dự đoán được những gì mà phần còn lại của thế giới sẽ làm.
Gần như mọi lần quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á - Triều Tiên - thử tên lửa đạn đạo hoặc vũ khí hạt nhân, Mỹ và Hàn Quốc đều ra thông báo tái khẳng định về sức mạnh liên minh “bọc sắt” của họ. Nhưng khi Bình Nhưỡng đã đạt đến khả năng làm "tan chảy sắt" và hứa hẹn sẽ gửi thêm nhiều món quà sau khi thử bom nhiệt hạch (bom H) vào sáng 3/9, cuộc chơi có thể sẽ thay đổi.
Chỉ hai ngày sau khi Triều Tiên bất ngờ thử bom nhiệt hạch vào sáng 3/9, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận trong đêm 5/9 với mục tiêu “bắn hạ tên lửa đang bay”.
Bất chấp lời đe dọa cứng rắn của Mỹ, Triều Tiên dường như lại sắp thử tên lửa đạn đạo mới sau vụ thử bom nhiệt hạch sáng 3/9 vừa qua. Điều này chứng tỏ nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn còn rất kiên quyết và tham vọng với chương trình vũ khí của mình.
Với vụ thử bom nhiệt hạch đầy bất ngờ của Triều Tiên vào sáng 3/9, hiện thách thức đến từ Bình Nhưỡng mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang phải đối mặt lớn hơn bao giờ hết và loạt phương án để Trung Quốc lựa chọn kìm hãm Triều Tiên dường như cũng đang thu hẹp lại.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 4/9 đã triệu tập một cuộc họp khẩn nhằm thảo luận về một phản ứng quốc tế trước vụ thử hạt nhân trước đó một ngày của Triều Tiên.
Ngay sau động thái Triều Tiên thử bom nhiệt hạch (bom H, bom khinh khí) vào sáng 3/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ sẵn sàng sử dụng năng lực hạt nhân cũng như lên kế hoạch triệu tập một loạt tướng lĩnh cấp cao, bao gồm các ông Jim Mattis, John Kelly... để đối phó với hành động leo thang của Bình Nhưỡng.
Sau khi Bình Nhưỡng thử bom nhiệt hạch (bom H, bom khinh khí) vào sáng 3/9, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã gọi đây là hành động vi phạm các nghĩa vụ của nước này đối với luật pháp quốc tế, bất chấp các yêu cầu mạnh mẽ và liên tục từ phía Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) cũng như các quy định về cấm phổ biến và giải trừ vũ khí trên toàn cầu.
Kênh truyền hình nhà nước Triều Tiên đã có bản tin đặc biệt thông báo về vụ thử bom nhiệt hạch (bom khinh khí, bom H) thành công "mỹ mãn" ngày 3/9. Bản tin phát cả hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un ký lệnh thử vũ khí hạt nhân.