Theo báo cáo cập nhật từ Viện Nhi khoa (AAP) và Hiệp hội Bệnh viện nhi của Mỹ, nước này đã ghi nhận trên 6 triệu trẻ em mắc COVID-19 kể từ đầu năm 2022 đến nay. Riêng 4 tuần gần đầy, số ca mắc mới ở trẻ xấp xỉ 287.000 ca.
Các bác sĩ cảnh báo bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể nghiêm trọng hơn sau khi trẻ mắc COVID-19.
Theo báo cáo cập nhật của Viện hàn lâm Nhi khoa (AAP) và Hiệp hội Bệnh viện Nhi của Mỹ, hơn 12,9 triệu trẻ em tại nước này đã mắc COVID-19 kể từ khi đại dịch bùng phát, chiếm 19% tổng số ca mắc trên cả nước.
Không nhất thiết phải làm xét nghiệm thường xuyên test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR SARS-CoV-2 cho tất cả trẻ sơ sinh, kể cả khi người chăm sóc trẻ mắc COVID-19.
Bạn đọc hỏi: Việc dùng thiết bị đo SpO2 cho trẻ mắc COVID-19 tại nhà có chính xác không, cha mẹ cần chú ý gì khi đo?
Vài tuần trở lại đây, số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tăng cao, nhất là trẻ em. Số trẻ mắc COVID-19 nhập viện điều trị tại Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau vì thế cũng tăng mạnh. Bình quân mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 30 đến 40 ca, phần lớn là trẻ dưới 12 tuổi.
Những ngày gần đây, Khoa khám bệnh tại các bệnh viện nhi đồng ở TP Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ gặp triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 (ho, sốt...) hoặc đã có kết quả xét nghiệm nhanh tại nhà dương tính.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,5 triệu ca mắc COVID-19 và 4.173 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 6.071.767 ca. Có tới 1/4 số trẻ mắc COVID-19 tại Mỹ bị các triệu chứng kéo dài tới hơn 3 tháng như đau đầu, mệt mỏi, ngứa, tiêu chảy...
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trang Facebook chính thức của Bộ Y tế Malaysia (MOH) ngày 15/3 cho biết số trẻ em mắc COVID-19 nhập viện cần điều trị tại các đơn vị chăm sóc tích cực (ICU) tăng đáng kể.
Bạn đọc hỏi: Khi trẻ mắc COVID-19, cha mẹ có thể cho con dùng những loại thuốc nào, những loại thuốc nào không được tự ý sử dụng?
Ngày 12/3, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết vừa có công văn khẩn gửi đến các cơ sở y tế trên địa bàn về việc sẵn sàng thu dung điều trị trẻ em mắc COVID-19 tại các bệnh viện.
Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam vừa cho ra mắt bộ 3 sổ tay chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà, gồm: "Sổ tay chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà", "Sổ tay sử dụng thuốc an toàn tại nhà" (cập nhật sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir), "Sổ tay chăm sóc sức khỏe thai phụ trong dịch COVID-19".
Theo các bác sĩ, trong thời gian gần đây số trẻ mắc COVID-19 tăng nhanh, nhưng hầu hết trẻ đều bị nhẹ và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần phải theo dõi những dấu hiệu bất thường để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện.
Trẻ mắc COVID-19 khi điều trị tại nhà cần có thuốc câm bằng điện giải khi mất nước, tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết...
Sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol cho trẻ khi trẻ sốt từ ,5 độ C trở lên bằng đường uống hoặc đặt hậu môn theo đúng liều lượng hướng dẫn.
Trẻ mắc COVID-19 không tự ý rời khỏi phòng cách ly, không sử dụng chung vật dụng với người khác, không ăn uống cùng với người khác, không tiếp xúc gần với người khác...
Trẻ từ 5 tuổi trở lên khi có bất kỳ một trong các triệu chứng bất thường sau cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh: cảm giác khó thở, ho thành cơn không dứt, không ăn/uống được...
Trẻ mắc COVID-19 dưới 5 tuổi phải được theo dõi các dấu hiệu: Tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, đo Sp02 (nếu có máy đo), bú/ăn, đo thân nhiệt...
Để chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà cần có nhiệt kế, máy đo Sp02 cá nhân, khẩu trang y tế, thuốc hạ sốt, thuốc cân bằng điện giải, thuốc giảm ho...
Khi điều trị COVID-19 cho trẻ em tại nhà không được tự ý dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm... khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đồng thời, không xông cho trẻ em giống như điều trị COVID-19 cho người lớn.