Tận dụng lợi thế sẵn có tại địa phương, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã học và thành công với nghề trồng dâu, nuôi tằm.
Những năm qua, trồng hồ tiêu gặp nhiều khó khăn nên nhiều phụ nữ ở xã biên giới Tân Thành (huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước) đã kiếm nguồn thu nhập thêm và ổn định cho gia đình nhờ chuyển đổi sang trồng dâu nuôi tằm.
Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) có tới 65% cư dân là đồng bào dân tộc thiểu số, là một trong những huyện nghèo nhất nước. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, bức tranh kinh tế - xã hội của Đam Rông đã có nhiều mảng màu tươi sáng, nhiều hộ dân đã thoát nghèo nhờ trồng dâu nuôi tằm.
Nằm dọc Quốc lộ 27 thuộc địa bàn xã N’Thon Hạ (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), Klong Tum - buôn của đồng bào gốc Tây Nguyên khá nổi tiếng bởi nghề trồng dâu, nuôi tằm bà con đã gắn bó nhiều năm và đem lại sự ấm no, trù phú cho buôn làng.
Sau thời gian chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá kén tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng liên tục tăng và hiện đã đạt lỷ lục lên 222.000 đồng/kg. Mức giá này đã đem về lợi nhuận lớn cho người trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn.
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất sản xuất cà phê, tiêu kém hiệu quả sang trồng dâu - nuôi tằm gắn với liên kết sản xuất, nhiều nông dân ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đã vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mô hình trồng dâu - nuôi tằm còn góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững tại địa phương.
Nhiều năm nay, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã chú trọng phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm nên đã hình thành được vùng trồng dâu rộng lớn với quy mô 760 ha và gần 2.000 hộ nuôi tằm.
Lâm Đồng đang có khoảng 6.800 ha diện tích dâu tằm, chiếm gần 70% diện tích cả nước. Năm 2019, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 14.000 hộ dân làm nghề trồng dâu nuôi tằm.
Từ xa xưa, tơ Hồng Đô xã Thiệu Đô, tỉnh Thanh Hóa đã nổi tiếng là loại tơ mềm, đẹp, bền, từng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu nơi đây cũng lắm thăng trầm.
Sự linh hoạt, nhạy bén khi đưa nghề trồng dâu, nuôi tằm về xã Chấn Thịnh, của ông Lò Văn Mậu không chỉ góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất cho gia đình mà còn mở ra một hướng đi mới cho nền kinh tế nông nghiệp địa phương.
Với giá trị kinh tế cao gấp 5 lần trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm đang là mô hình phát triển kinh tế giúp nhiều hộ dân ở xã Lang Môn, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng thoát nghèo.