Ngày 8/1, cảnh sát và các công tố viên Đức cho biết một đối tượng nam giới người Iran, 32 tuổi, bị tình nghi âm mưu thực hiện một vụ tấn công khủng bố bằng vũ khí hóa học, đã bị bắt giữ ở miền Tây nước Đức.
Ngày 9/4, Chính phủ Syria chỉ trích một báo cáo của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) là "sai lệch" vì lần đầu tiên đổ lỗi cho chính quyền Damascus tiến hành các vụ tấn công bằng chất độc hóa học năm 2017.
Bộ trưởng An ninh Anh Ben Wallace ngày 19/7 cho biết thông tin về việc cảnh sát Anh đã xác định được "các nghi can người Nga" đứng sau vụ tấn công bằng chất độc thần kinh Novichok nhằm vào cựu điệp viên hai mang Nga Sergei Skripal và con gái Yulia ngày 4/3 vừa qua, chỉ là "tin đồn bừa bãi và không rõ ràng".
Các nhà điều tra Anh tin rằng họ đã xác định được các nghi can thực hiện vụ tấn công bằng chất độc thần kinh Novichok nhằm vào cựu điệp viên hai mang Nga Sergei Skripal và con gái Yulia.
Truyền thông Nhật Bản đưa tin sáng 6/7, nước này đã thi hành án tử hình 6 thành viên giáo phái AUM Shinrikyo cùng thủ lĩnh Shoko Asahara do gây ra vụ tấn công bằng chất độc sarin năm 1995 nhằm vào hệ thống tàu điện ngầm Tokyo và các tội ác khác, khiến ít nhất 29 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.
Ngày 6/7, hãng tin Kyodo (Nhật Bản) dẫn các nguồn thạo tin cho biết thủ lĩnh giáo phái AUM Shinrikyo Shoko Asahara đã bị hành hình với tội danh chủ mưu vụ tấn công bằng chất độc sarin năm 1995 nhằm vào hệ thống tàu điện ngầm Tokyo và các tội ác khác, khiến ít nhất 29 người thiệt mạng.
Một thẩm phán tại Anh ngày 22/3 cho biết cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal và con gái có thể đã bị tổn thương não lâu dài, sẽ không bao giờ hồi phục hoàn toàn sau khi bị nghi tấn công bằng chất độc thần kinh tại thành phố Salisbury, Tây Nam nước Anh, ngày 4/3.
Ngày 15/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh, các cáo buộc của Thủ tướng Anh Theresa May rằng Nga đứng sau vụ tấn công bằng chất độc thần kinh nhằm vào cựu điệp viên hai mang Nga Sergei Skripal là điên rồ.