Ngày 18/1, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết nước này đang trên đà hướng tới mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2045 và một nền kinh tế trung hòa khí thải là “nhiệm vụ cơ bản của nước Đức trong thế kỷ này”.
Tại phiên họp diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) 2023, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres chỉ trích các doanh nghiệp dầu khí "lừa dối" về vai trò của họ trong vấn đề khí hậu toàn cầu ấm lên, theo đó ông nhấn mạnh các doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm khi những tác động tiêu cực đang ngày càng rõ rệt.
Với nội dung nhấn mạnh đầu tư vào năng lượng sạch, đạo luật mới của Mỹ về chống lạm phát có thể được coi là văn kiện quan trọng nhất về khí hậu kể từ khi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được ký kết cuối năm 2015.
Tối 16/1 (giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 53 tại Davos, Thụy Sĩ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã tham dự và phát biểu tại cuộc đối thoại với các tập đoàn/quỹ đầu tư về chuyển đổi số, khởi nghiệp sáng tạo, tài chính xanh và phát triển bền vững.
Kết quả khảo sát do công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) công bố ngày 16/1 cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp về triển vọng tăng trưởng đã giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 do lạm phát gia tăng, biến động kinh tế vĩ mô và xung đột địa chính trị.
Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 53 (WEF 53) tổ chức ở Davos (Thụy Sỹ) trong các ngày 16 và 17/1/2023.
Nhân dịp Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 53 (WEF 53) ở Davos (Thụy Sỹ) trong các ngày 16 - 17/1, phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva về nội dung và ý nghĩa của sự kiện này cũng như những đóng góp của đoàn Việt Nam tại hội nghị.