Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh gia hạn biện pháp đáp trả việc phương Tây áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhiều khả năng chưa xem xét lại mức áp giá trần đối với dầu mỏ xuất khẩu của Nga trong tuần này. Đây là thông tin do các quan chức của Liên minh châu Âu (EU) và G7 tiết lộ ngày 20/3.
Ngày 30/1, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký nghị định về thủ tục thực hiện sắc lệnh Tổng thống liên quan áp giá trần dầu mỏ, theo đó cấm giao hàng đối với các hợp đồng mua bán có hạn chế về giá đối với sản phẩm này.
Ngày 3/12, Nga khẳng định sẽ tiếp tục tìm được khách hàng mua dầu mỏ của nước này và cho rằng việc các chính phủ phương Tây áp giá trần đối với dầu mỏ Nga là động thái "nguy hiểm".
Ngày 24/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo những nỗ lực của phương Tây nhằm áp giá trần đối với dầu mỏ Nga có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trên thế giới.
Liên minh châu Âu (EU) đã nới lỏng kế hoạch áp giá trần dầu mỏ Nga khi họ lùi thời gian thực hiện đầy đủ lệnh trừng phạt và giảm nhẹ các điều khoản vận chuyển quan trọng.
Ngày 23/11, một nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho biết Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đang thảo luận việc áp giá trần đối với dầu mỏ nhập khẩu vận chuyển qua đường biển từ Nga ở mức từ 65 - 70 USD/thùng.
Ngày 5/10, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak tuyên bố nước này có thể cắt giảm sản lượng dầu để bù đắp những tác động tiêu cực từ việc áp giá trần của phương Tây.
Ngày 5/9, Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolai Shulginov khẳng định Moskva sẽ tăng cường xuất khẩu dầu mỏ sang châu Á nhằm đối phó với kế hoạch của Nhóm Các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) về áp giá trần dầu mỏ của nước này.
Ngày 5/9, Điện Kremlin cảnh báo sẽ có "các biện pháp đáp trả" liên quan tới đề xuất của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) về việc áp giá trần đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu từ Nga.