Theo phóng viên TTXVN tại Canada, hoạt động tại cảng Montreal đã bị đình trệ đáng kể trong ngày 11/11 khi các chủ sử dụng lao động thực hiện lời đe dọa “cấm cửa” đối với gần 1.200 công nhân bốc xếp do không chấp nhận đề nghị mà họ đưa ra.
Boeing đã giải quyết được tình trạng đình công kéo dài của công nhân trong 7 tuần. Tuy nhiên, điều này chưa được xem là kết thúc những rắc rối bủa vây Giám đốc điều hành (CEO) Kelly Ortberg khi ông chỉ mới nhậm chức được 3 tháng. Ông đang và sẽ phải đối mặt với việc “sửa chữa” một tập đoàn đang bị chia rẽ, rạn nứt.
Ngày 31/10, Hiệp hội Quốc tế thợ máy và nhân viên hàng không (IAM) thông báo hãng chế tạo máy bay Boeing (Mỹ) đưa ra đề xuất mới về hợp đồng cho hàng nghìn công nhân đình công, trong đó tăng % lương trong 4 năm.
Ngày 30/10, hệ thống giao thông ở Argentina đã rơi vào tình trạng tê liệt khi các phương tiện vận tải công cộng như máy bay, tàu hỏa, xe tải và taxi đồng loạt dừng hoạt động trong cuộc đình công kéo dài 24 giờ.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, số liệu do Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc công bố ngày 17/10, cho thấy mức lỗ ròng trung bình phát sinh trong 6 tháng đầu năm nay tại 12 bệnh viện đa khoa trực thuộc các trường đại học công của nước này là 27,82 tỷ won (tương đương khoảng 20,30 triệu USD).
Cuộc biểu tình của hàng trăm công nhân Boeing tại thành phố Seattle (Mỹ) đã thu hút được sự tham gia của một số chính trị gia, yêu cầu đòi lại hợp đồng thoả thuận lương công bằng cho những người này.
Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing của Mỹ ngày 10/10 cho biết đã nộp đơn lên Ủy ban quan hệ lao động quốc gia (NLRB) khiếu nại việc nghiệp đoàn đại diện các công nhân nhà máy West Coast của Mỹ không có thiện chí thương lượng.
Sau ba ngày làm tê liệt chuỗi cung ứng hàng hóa ra/vào Mỹ, cuộc đình công của công nhân bốc xếp tại các cảng biển phía Đông và Vịnh Mexico của Mỹ đã kết thúc ngày 4/10.
Các cuộc đình công của công nhân khuân vác tại các cảng Bờ Đông và Bờ Vịnh nước Mỹ đang cản trở việc nhập khẩu thịt bò mà các nhà hàng và nhà bán lẻ ngày càng phụ thuộc để làm bánh mỳ kẹp thịt do nguồn cung trong nước hạn chế.
Nhà Trắng ngày 1/10 ra tuyên bố cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hối thúc các bên liên quan khẩn trương làm việc để chấm dứt cuộc đình công tại các cảng biển dọc Bờ Đông và Vịnh Mexico đang diễn ra, tránh gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế.
Sáng 1/10, sau khi các cuộc thỏa thuận về một hợp đồng tiền lương mới đổ vỡ, công nhân bốc xếp tại các cảng ở Bờ Đông và Vịnh Mexico của Mỹ đã bắt đầu đình công, gây ngưng trệ khoảng 50% hoạt động vận chuyển đường biển của nước này.
Ngày 30/9, các nhà điều hành 2 sân bay chính của Bỉ là Brussels-Zaventem và Charleroi cho biết tất cả các chuyến bay thương mại cất cánh từ 2 sân bay này trong ngày 1/10 đều bị hủy do nhân viên an ninh đình công.
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, ngày 30/9, công nhân bốc xếp tại cảng Montreal - cảng lớn thứ 2 của Canada đã bắt đầu cuộc đình công kéo dài 3 ngày, khiến 2 nhà ga xử lý hơn 40% lưu lượng container ra vào phải đóng cửa.
Boeing và công đoàn của hãng thông báo hai bên sẽ tiếp tục đàm phán hợp đồng vào ngày 27/9, trong nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc đình công đang làm đình trệ sản xuất và gây thiệt hại tài chính cho tập đoàn hàng không vũ trụ của Mỹ này.
Các quan chức chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang theo dõi các cuộc đàm phán về hợp đồng lao động của công nhân tại các cảng ở Bờ Đông và vùng Vịnh Mỹ, nhưng cho biết không can thiệp để dàn xếp một thỏa thuận nhằm ngăn chặn cuộc đình công dự kiến diễn ra vào ngày 1/10 tại các cảng ở miền Đông và vùng Vịnh Mỹ, nơi xử lý khoảng 50% lượng hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của nước này.
Ngày 23/9, Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing của Mỹ đã đề xuất tăng lương thêm 30% cho công nhân nhằm chấm dứt cuộc đình công kéo dài 10 ngày khiến các nhà máy ở thành phố Seattle phải đóng cửa.
Ngày 18/9, tập đoàn Boeing thông báo sẽ tạm thời cho hàng chục nghìn nhân viên nghỉ việc, sau khi cuộc đình công của khoảng 30.000 thợ máy vào tuần trước gây đình trệ hoạt động sản xuất 737 MAX và các mẫu máy bay khác.
Công nhân nhà máy của Tập đoàn Boeing ở Bờ Tây nước Mỹ đã tiến hành đình công vào sáng sớm 13/9 sau khi có tới 96% công nhân bỏ phiếu ủng hộ cuộc đình công.
Theo hãng tin Yonhap, trước tình hình đình công kéo dài của các bác sĩ nội trú, ngày 12/9, Chính phủ Hàn Quốc và đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã thống nhất hỗ trợ tài chính để khuyến khích khoảng 8.000 bệnh viện và phòng khám tiếp nhận bệnh nhân đến điều trị trong suốt kỳ nghỉ Tết Trung thu.
Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing đã nhất trí về hợp đồng sơ bộ mới với những người đứng đầu nghiệp đoàn về việc tăng lương, bước đi được cho là sẽ giúp ngăn chặn một cuộc đình công ở khu vực Seattle, Mỹ.