Cuộc đình công kết thúc khi công nhân tại nhà máy của Boeing tại bờ Tây nước Mỹ chấp nhập bản hợp đồng mới bao gồm mức tăng lương % trong vòng 4 năm. Theo đó, hơn 33.000 công nhân sẽ trở lại làm việc trong tuần tới sau khi họ bỏ phiếu với tỷ lệ sít sao để chấp nhận lời đề nghị tại dự thảo hợp đồng lần thứ 3 của Boeing.
Cuộc đình công đã phơi bày những chia rẽ đang diễn ra trong công ty, không chỉ giữa ban quản trị với thợ máy, thành viên công đoàn cũng như sự phẫn nộ giữa nhân viên văn phòng với công nhân nhà máy.
Những rạn nứt này có thể cản trở và trì hoãn một loạt các vấn đề cấp bách mà CEO Ortberg và nhóm lãnh đạo của ông phải đối mặt gồm: khôi phục sản xuất máy bay, tái cấu trúc mảng kinh doanh quốc phòng - vũ trụ đang gặp khó khăn, củng cố chuỗi cung ứng đang giảm sút sau nhiều năm khủng hoảng về an toàn và vấn đề sản xuất của hãng.
Bên cạnh đó, vị CEO này cũng đang phải đối mặt với thời điểm quyết định chuẩn bị cho thế hệ máy bay tiếp theo kế nhiệm cho 737 MAX – dòng bán chạy nhất của các hãng hàng không, nhưng gặp quá nhiều rắc rối liên quan.
Trong một thông báo gửi tới nhân viên, Ortberg thừa nhận rằng vẫn còn nhiều việc phải làm nhưng nhấn mạnh rằng công ty sẽ "chỉ tiến lên phía trước bằng cách lắng nghe và cùng nhau làm việc".
Nói lại về việc kết thúc đình công, sau khi từ chối 2 lời đề nghị trước đó của Boeing, đến lần thứ 3 chỉ có 59% thành viên công đoàn của Boeing bỏ phiếu chấp nhận lời đề nghị mới nhất của hãng. Điều này cũng đồng nghĩa là hàng nghìn công nhân sẽ quay trở lại dây chuyền lắp ráp và không thực sự hài lòng với bản hợp đồng mới.
Khó khăn bám đuổi Ortberg ngay từ khi bắt đầu
Khi cuộc đình công bắt đầu, lãnh đạo khu vực của Hiệp hội thợ máy và hàng không quốc tế (IAM) Jon Holden và các công nhân nhà máy đã đổ lỗi cho CEO Ortberg chỉ vì ông kế thừa một công ty đang khủng hoảng sau sự cố máy bay 737 MAX bị bung cửa trên không trung vào tháng 1/2024.
Chính Ortberg cũng bị Chủ tịch Công đoàn IAM Holden chỉ trích vì hầu như vắng mặt trong nhiều tuần đàm phán đình công căng thẳng và ông ngày càng trở thành mục tiêu chỉ trích của công nhân. Mọi người phẫn nộ và cho rằng những cam kết trước đó của ông Ortberg đã không trở thành sự thật, đồng thời cho biết "ông ấy không khác gì vị CEO trước đây và cả vị CEO trước đó nữa".
Tuy nhiên, việc đình công là vấn đề được Boeing đã nhân định từ trước. Các nhà lãnh đạo Boeing đã bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc đình công ít nhất một năm trước khi người tiền nhiệm của Ortberg còn nắm quyền. Khi được bổ nhiệm vào tháng 8/2024, Ortberg đã kêu gọi "cài đặt lại" mối quan hệ với công đoàn lớn nhất của Boeing nhưng vẫn bị buộc phải dựa theo phần nào chiến lược từ những người tiền nhiệm. Ron Epstein, nhà phân tích của Ngân hàng Bank of America cho biết thật không công bằng nếu chỉ trích Ortberg khi mới tiếp quản công ty.
Theo Brandon Bryant, Chủ tịch của IAM khu vực W24, ông Ortberg đã tham dự các cuộc đàm phán đình công trong tuần trước. Chính sự hiện diện của Ortberg đã giúp hai bên đạt được thỏa thuận.
Một số nhân viên Boeing không thuộc công đoàn cho biết lập trường cứng rắn của các thành viên IAM về cuộc đình công đã vô hình trung thành “phá hoại tương lai của công ty không” và “đẩy Boeing vào tình trạng phá sản”.
Những người khác nhận định thỏa thuận IAM có thể bắt đầu một loạt các yêu cầu bồi thường lương từ các công nhân khác và khơi lại các nỗ lực của công đoàn đề nghị hỗ trợ tại Nam Carolina. Việc này “rõ ràng gây áp lực lên ban quản lý ở các bộ phận khác vì người lao động sẽ xem xét những gì IAM đạt được khi được".
Một số người khác lại đánh giá những “phiền nhiễu” nội bộ cũng có nguy cơ trì hoãn các quyết định quan trọng khi Boeing muốn bán một số đơn vị kinh doanh không gian và quốc phòng đang thua lỗ. Do phải đối phó với tình trạng đình công, Boeing chưa thể đẩy nhanh việc thoái vốn khỏi bộ phận vũ trụ và quốc phòng.
Boeing gặp khó về tài chính và sản xuất
Boeing cũng đang gặp khó khăn về vấn đề tài chính cũng như sản xuất. Nhà phân tích Nick Cunningham tại Agency Partners cho biết “việc duy trì hoạt động kinh doanh đã tiêu tốn khả năng huy động vốn của Boeing và hãng không còn nhiều dư địa huy động thêm vốn để phát triển một chiếc máy bay mới sau này". Nick cho biết, giành được không gian để tạo ra hoặc huy động vốn cho máy bay thế hệ mới là thách thức trung hạn của Ortberg để ông có thể “khiến các nhà máy hoạt động hiệu quả và an toàn hơn”.
Các nhà phân tích cho rằng công ty cần phải khẩn trương bổ sung tài chính trở lại hoạt động kinh doanh và điều đó có nghĩa là phải tăng cường sản xuất 737 MAX – “con bò sữa” của Boeing. Do đó, ngay trước khi đạt được thỏa thuận với công đoàn, công ty đã huy động được khoản tiền 24 tỷ USD để hỗ trợ cho kho tài chính cạn kiệt.
Để chuẩn bị cho kế hoạch thời gian tới, Boeing đã phát đi những tín hiệu sẽ hành động với sự thận trọng. Các nguồn tin cho biết hãng muốn tránh bất kỳ sự cố nào có thể làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư, cơ quan quản lý hoặc công chúng sau hàng loạt thất bại mà họ đã phải chịu trong một năm khốn khổ. Trong đó, các sự cố về an toàn máy bay liên tục bám riết hãng này ngay từ đầu năm.
Một khó khăn khác là khi hàng chục công ty sản xuất phụ tùng cho máy bay đã cho nhân viên nghỉ phép hoặc sa thải trong thời gian đình công. Bartley Stokes Jr - thợ máy Boeing, cho biết "đây sẽ là một bài kiểm tra tốt đối với CEO mới " nhưng cũng lo ngại về kế hoạch trong thời gian tới của hãng này.