Vùng Tây Nguyên có hơn 5 triệu ha đất nông nghiệp; trong đó, 1,3 triệu ha đất đỏ bazan màu mỡ và là một trong những khu vực trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước.
Tây Nguyên những ngày cuối tháng 6, những cơn mưa dông rải rác tưới mát cho các nương rẫy, cánh rừng, làm bừng lên sức sống trù phú của vùng đất đỏ bazan. Trên nương rẫy, bà con chuẩn bị cho một mùa rẫy mới.
Địa bàn Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao, đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Bên cạnh các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, lực lượng Quân đội đứng chân trên địa bàn là một trong những chỗ dựa vững chắc, hỗ trợ người dân trong công cuộc xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc trên vùng đất đỏ bazan hùng vĩ, kiên cường.
Thuật ngữ Wood Resin (hay gọi là gỗ Resin) có lẽ vẫn khá lạ lẫm đối với người Việt Nam. Càng ngạc nhiên hơn nữa khi môn nghệ thuật này được một chàng trai sống tại vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên chọn làm con đường khởi nghiệp. Màu sắc trong suốt được nhìn thấu không gian 3D của những tuyệt tác có nguyên liệu từ gỗ và epoxy resin (nhựa nhân tạo dạng lỏng trong suốt) khiến ánh mắt người xem luôn bị cuốn hút từ nhiều góc nhìn.
Có dịp đến với đại ngàn Tây Nguyên, du khách bị cuốn hút bởi nét văn hóa đặc trưng của vùng đất đỏ bazan. Cùng với đó, họ còn có cơ hội thưởng thức hương vị rượu cần - thức uống không thể thiếu trong các lễ hội của đồng bào dân tộc.
Tỉnh Gia Lai được thiên nhiên ưu đãi, là vùng đất đai màu mỡ, rộng lớn với 2/3 diện tích là đất đỏ bazan, có điều kiện thời tiết khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn quả, dược liệu, rau hoa chất lượng cao.
Tận dụng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai xác định ngành nông nghiệp là trụ đỡ cho phát triển kinh tế; trong đó, Đề án "Chương trình Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) và Đề án "Phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020" là hai nội dung quan trọng, mang đến nhiều đổi thay tích cực cho nền kinh tế nông nghiệp, mở ra nhiều hướng đi mới cho người dân tỉnh Gia Lai.
Đến Gia Lai vào khoảng tháng 11 - 12, du khách sẽ được hòa mình vào sắc vàng của vùng đất đỏ Bazan hùng vỹ. Mùa vàng Gia Lai là mùa nắng đẹp, mùa hoa dã quỳ, hoa muồng vàng bung nở trên khắp nẻo Tây Nguyên hòa quyện cùng mùi thơm lúa chín, mùi cà phê...
Tây Nguyên với bạt ngàn cà phê, nắng gió và đất đỏ bazan màu mỡ thuận lợi phát triển phong phú các cây công nghiệp, cây ăn quả.... Mảnh đất ấy nuôi dưỡng khát vọng làm giầu của biết bao người dân bình dị. Từ những đồng vốn nhỏ ban đầu vay của Agribank Gia Lai, nhiều người nông dân đã mở rộng sản xuất trở thành đại gia phố núi, góp phần không nhỏ cho việc đổi thay trên quê hương Gia Lai.
Đắk Lắk đã tập trung các nguồn lực khai thác tốt tiềm năng đất đai, nhất là nguồn tài nguyên đất đỏ bazan, đưa Đắk Lắk trở thành địa phương thủ phủ cà phê của cả nước.
Đắk Lắk nằm ở trung tâm Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên trên 13.000 km2, với 47 dân tộc anh em cùng chung sống, chiếm 33% dân số toàn tỉnh.Là địa phương có diện tích đất đỏ bazan màu mỡ, khí hậu ôn hoà, có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày...
Ở quê tôi (huyện Châu Đức - Bà Rịa Vũng Tàu) vườn nhà rộng rãi, cây bơ lại rất hợp với khí hậu thổ nhưỡng của vùng đất đỏ bazan nên nhà nào cũng trồng vài ba cây bơ, vừa lấy bóng mát, lại có quả để ăn, để bán, đãi khách hay làm quà biếu.
Tây Nguyên mùa này đầy nắng và gió. Những cánh rừng và bạt ngàn cao su đâm chồi nẩy lộc, nhiều loài hoa rừng đua nhau khoe sắc, mùa của đất đỏ bazan bung hoa cà phê trắng muốt, tỏa hương thơm tinh khiết, ngọt lịm, quyến rũ các loài ong từ muôn nơi tìm về hút mật, làm nên vị ngọt cho đời.