Từng là một xã khó khăn nhất của huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), ngày nay, Nậm Pì đã có nhiều khởi sắc. Đồng bào các dân tộc đã có cuộc sống ổn định hơn, biết làm kinh tế; nhiều hủ tục lạc hậu đang dần bị loại bỏ.
Tỉnh Kon Tum có 7 dân tộc thiểu số tại chỗ là Xơ Đăng, Bahnar, J’Rai, Gié - Triêng, H’Rê, B’Râu và Rơ Măm, với 9 nghề truyền thống là dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống, rèn, gốm, tạc tượng, đẽo thuyền độc mộc và làm nỏ.
Chiều 27/12, Trung tá Nguyễn Văn Thư, Trạm trưởng Cảnh sát giao thông Mađaguôi (Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lâm Đồng) cho biết đã xử lý thông xe 2 chiều trên đèo Bảo Lộc, sau va chạm giữa 2 xe ô tô làm xe đầu kéo chở theo máy xúc lật nghiêng trên đường khiến giao thông ùn ứ 1 chiều.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông, từ đầu năm 2024 đến nay, Sở đã có 8 văn bản đôn đốc, hướng dẫn các huyện, thành phố lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2025. Việc trình hồ sơ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 phải hoàn thành trong tháng 12/2024. Tuy nhiên đến nay mới có 3/8 đơn vị cấp huyện thực hiện.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành các quyết định, công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới nâng cao. Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có 5/10 đơn vị cấp huyện và 106/106 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Tại tỉnh Sóc Trăng có trên 70.000 đồng bào Công giáo sinh sống hòa đồng cùng với các tôn giáo khác. Phát huy truyền thống sống “tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào Công giáo ở Sóc Trăng luôn góp sức cùng với chính quyền địa phương trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, xây dựng quê hương ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Tại Sóc Trăng, tỉnh có trên 1,2 triệu dân, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số toàn tỉnh, cuộc sống của người dân ở nhiều nơi còn khó khăn, nhất là khu vực nông thôn.
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước, Đảng và Nhà nước luôn có những chủ trương lớn, cách làm hay để phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một trong những quyết sách chiến lược, không chỉ giúp các buôn làng vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới… thay đổi diện mạo mà còn tạo đà cho nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
UBND tỉnh Lâm Đồng đang xem xét đầu tư 150 tỷ đồng để xây dựng nhà máy xử lý nước thải Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm.
Tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều hoạt động bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ nhằm đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động thuộc vùng dân tộc thiểu số.
UBND tỉnh Tiền Giang đang đưa ra nhiều giải pháp nhằm quản lý tốt nguồn tài nguyên khoáng sản cát, sỏi lòng sông, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống khai thác cát trái phép trên sông Tiền.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp, đảm bảo an toàn nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân mùa khô 2024 - 2025, tỉnh Kiên Giang bố trí hơn 118 tỷ đồng để ứng phó với tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn.
Tận dụng tối đa lợi thế của từng địa phương kết hợp với chính sách hỗ trợ đồng bộ, hiệu quả của Nhà nước, nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái đã khơi dậy tinh thần thoát nghèo, tạo cơ hội giúp người dân phát huy nội lực, chủ động vươn lên phát triển kinh tế, nhanh chóng đạt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang nổi bật với những dãy núi đá hùng vĩ, sương mù dày đặc và mùa đông giá lạnh, nơi nhiệt độ có thể xuống dưới 10 độ C và những đợt rét đậm, rét hại có thể khiến nhiệt độ giảm sâu hơn nữa, đôi khi chỉ còn 2-3 độ C.
Chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao để phù hợp với từng loại rừng, liên tục mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng, từ đó cải thiện hiệu quả cho sự cân bằng của hệ sinh thái và tạo sinh kế cho người dân.
Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột (dự án đường tránh Đông) được khởi công năm 2021, quá trình triển khai liên tục gặp vấn đề khi bị chậm tiến độ; đội vốn phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư và kéo dài thời gian thực hiện.
Những năm gần đây, nhiều chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã phát huy hiệu quả, giúp tỉnh Lào Cai từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Trong đó, Chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững đã và đang đem lại nhiều lợi ích cho người dân nơi đây.
Sáng 4/12, Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 8.
Những năm qua, phong trào “Dân vận khéo” ở Hậu Giang đã trở thành một phong trào vì nhân dân, hướng tới nhân dân. Nhiều mô hình, điển hình đã góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết, củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.
Từ năm 2019 đến năm 2024, các Chương trình mục tiêu quốc gia cùng nhiều chương trình, dự án, chính sách dân tộc được các cấp, ngành của tỉnh Hậu Giang thực hiện đạt nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, góp phần giúp hộ nghèo, cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số từng bước cải thiện đời sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Đại hội đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Long lần thứ IV với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra ngày 28/11 với sự tham gia của 250 đại biểu, đại diện cho hơn 27.000 đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh.