Trút giận một lượt 4 cây vợtVòng 1 Indian Wells có một trận đấu giữa hai tay vợt cũng không có gì nổi trội nhưng bỗng chốc trở thành tâm điểm chú ý. Lý do là tay vợt thua trận Ryan Harrison đã đập liền 4 cây vợt ngay trước mặt đối thủ Damir Dzumhur và khán giả.
Thái độ coi thường những chiếc vợt gắn bó với mình trong cả sự nghiệp không nên có ở những tay vợt chuyên nghiệp như Ryan Harrison. Ảnh: DM |
4 chiếc vợt bị Harrison đập cho tan nát. Ảnh: DM |
Trong trận này, tay vợt người Mỹ Ryan Harrison thua đáng tiếc sau 3 séc đấu với các tỷ số 2 - 1 (6 - 4, 3 - 6, 7 - 5). Phản ứng của tay vợt mới 24 tuổi sau khi đánh bóng rúc lưới là đập vợt. Đập vợt trên tay chưa đã, khi hết trận, anh vào lục túi còn 4 cây vợt mới tiếp tục đập nốt.
Xem clip thua trận, còn bao nhiêu vợt Ryan Harrison đem ra đập tan nát:
Trước Ryan Harrison, tay vợt Marcos Baghdatis cũng từng đập hỏng 4 cây vợt trong trận đấu tại Australia mở rộng năm 2012 gặp Stanislas Wawrinka. Marcos Baghdatis vốn nổi tiếng được khán giả yêu quý bỗng chốc trở nên nóng giận sau khi để thua hạt giống số 21 Stanislas Wawrinka.
Baghdatis đập từ vợt mới đến vợt cũ. Ảnh: EPA |
Baghdatis cũng đập hết số vợt có trong túi khi về ghế ngồi nghỉ khi trận đấu kết thúc với tỷ số 3 - 1 (7 - 6, 6 - 4, 5 - 7, 6 - 1) nghiêng về phía Wawrinka. Kể từ sau đó, Baghdatis dần mất đi hình ảnh đẹp trong lòng khán giả.
Marcos Baghdatis mất đi hình ảnh đẹp trong lòng khán giả sau khi đập liên tục 4 chiếc vợt với thái độ bất cần:
Quần vợt được biết đến như một môn thể thao bản năng khi chỉ có một mình đối mặt với cảm xúc trên sân. Đối diện trực tiếp với đối thủ, với sự tương tác giữa hai bên khiến các tay vợt đôi khi không thể kiểm soát được thái độ của mình. Không chỉ có các tay vợt ít tên tuổi, thiếu kinh nghiệm như các tay vợt chỉ mới giành được quyền tham dự vòng 1 Indian Wells, các tay vợt nam như Roger Federer, Andy Murray, Novak Djokovic... các tay vợt nữ thì có Serena Williams, Maria Sharapova... đều có những pha nổi giận trên sân như thế.
Novak Djokovic thường xuyên nóng giận trên sân, nhưng việc anh trút giận vào vợt khá hiệu quả khi mang lại hiệu ứng tâm lý giúp anh thắng ngược tại Shanghai Masters 2012. Ảnh: Courie Journal |
Phong trào đập vợt có từ những năm 80, khi cả huyền thoại của làng banh nỉ John McEnroe cũng từng đập vợt tan tành khi thua tại Wimbledon 1981. Đỉnh điểm là pha đập vợt vào đầu của Mikhail Youzhny tại giải Miami Masters 2008 khiến anh phải đổ máu trên sân đấu.
Huyền thoại của làng quần vợt John McEnroe cũng từng đập vợt tan tành khi thua tại Wimbledon 1981. Ảnh: DM |
Clip Mikhail Youzhny đổ máu tại Miami Master 2008 khiến trận đấu trở nên u ám:
Trong sự phổ biến của phong cách đập vợt trên sân, Rafael Nadal càng thêm nổi tiếng vì sự lịch lãm và chưa một lần làm hỏng ‘người bạn’ gắn bó từ sân tập đến khi thi đấu.
Chuyện tưởng nhỏ mà không nhỏTrở lại câu chuyện của Marcos Baghdatis, anh bị Liên đoàn quần vợt thế giới ITF phạt 1.250USD vì hành động thô lỗ kể trên.
Mùa hè năm 2016, Serena Williams nhận án phạt 10.000 USD vì hành vi đập vợt phi thể thao tại Wimbledon. Nhắc lại câu chuyện này, Serena vẫn còn chưa hết cảm giác giận dữ. Theo cô khi ấy cô đã “Thực sự, thực sự nổi giận.” Khi ấy, Serena bị thua ở loạt tie-break ở séc đấu đầu tiên gặp tay vợt đồng hương Christina McHale. Cô đã giận dữ đập nát cây vợt trên tay rồi ném về phía sau.
Serena cũng đập vợt mạnh không kém các tay vợt nam tại Australia mở rộng 2013. Trận đấu khiến đối thủ của cô Sloane Stephens bỗng chốc nổi tiếng khi khiến được cô em nhà Williams mất hết tinh thần. Ảnh: SI |
Với Serena Williams, cảm giác đập vợt trên sân giúp cô lấy lại tinh thần. Cảm giác mình như một chiến binh trên mặt sân.
Cách suy nghĩ này khiến các tay vợt trẻ như Ryan Harrison hay “ngựa chứng” Nick Kyrgios cảm thấy việc đập vợt là bình thường. Với Nick Kyrgios, anh đã bị chính nhà sản xuất vợt Yonex vốn tài trợ vợt cho anh phạt vì hành vi đập vợt. Việc các tay vợt đập vợt trên sân với các nhà sản xuất là một cơn ác mộng. Hình ảnh đẹp của họ, chất lượng của những cây vợt bị đặt dấu chấm hỏi với người dùng nói chung khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng ở phạm vi toàn cầu trong khi Yonex nổi tiếng trong giới thể thao là sản xuất hoàn toàn tại Nhật Bản chứ không phải tại Trung Quốc như nhiều hãng sản xuất khác.
Nick Kyrgios nhận án phạt kép của Liên đoàn quần vợt thế giới và hãng Yonex trước thái độ thô bạo với cây vợt:
Hành động đập vợt của Nick Kyrgios diễn ra ngay sau khi anh để tay vợt người Italy tại vòng 2 Australia mở rộng 2017. Trong khi đó, Yonex có uy tín lớn trong làng sản xuất thiết bị thể thao. Họ tài trợ cho tay vợt số 1 phía nữ là Angelique Kerber, Stan Wawrinka và 2 tay vợt người Australia là Daria Gavrilova và Kyrgios. Tổng cộng số tiền mà Nick Kyrgios bị Yonex và Liên đoàn quần vợt thế giới phạt là 5.500 USD.
Việc Federer đập vợt khiến các CĐV bất ngờ tại giải Sony Ericsson mở rộng 2009 khi để thua Novak Djokovic. Ảnh: DM |
Andy Murray đập vợt tại Mỹ mở rộng 2013, trận chung kết anh để thua Novak Djokovic. Ảnh: DM |
Chỉ tính riêng trong 3 ngày đầu tiên diễn ra Australia mở rộng năm nay, đã có 11 tay vợt bị phạt vì hành động đập vợt và có hành động thô bạo với các thiết bị thể thao của mình.
Pha đập vợt bị cho là thô lỗ nhất trong lịch sử của Andy Roddick bởi sau khi nghe trọng tài nhắc nhở anh tiếp tục tỏ thái độ thiếu tôn trọng:
Đập vợt có thể là cách tự giải tỏa đơn giản nhất của các tay vợt khi một mình trên sân. Nhưng với các VĐV chuyên nghiệp, các tay vợt đỉnh cao, họ mang hình ảnh của quần vợt hiện đại, họ là hình tượng của rất đông đảo khán giả, mỗi một hành động của họ cần được kiểm soát tốt để thể hiện sự tôn trọng cho khán giả, trọng tài và ban tổ chức. Một lối chơi đẹp, tôn trọng đối thủ và những người có mặt trên sân rất cần được khuyến khích không chỉ bằng những hình phạt.