Theo dự thảo này các hoạt động công nghiệp phổ thông tại các cơ sở khí đốt tự nhiên sẽ bị cấm hoàn toàn vào năm 2030, buộc ngành dầu khí phải cắt giảm đáng kể lượng khí thải. Ngoài ra, Canada cũng đang xem xét giải quyết lượng khí thải methane trong lĩnh vực nông nghiệp và cũng sẽ xây dựng các quy định nhằm giảm lượng khí thải methane từ các bãi rác vào năm 2030.
Theo Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada, nước này đang đi đúng hướng trong việc đặt ra các mục tiêu giảm lượng khí thải methane cho ngành dầu khí, khoảng 45% vào năm 2025. Tỉnh bang Alberta, trung tâm của ngành dầu khí Canada, hiện đã giảm được 40% lượng khí thải này so với thời điểm năm 2014.
Với việc tiếp cận cách giải quyết vấn đề phát thải khí methan, Canada đang kích hoạt một trong những đòn bảy mạnh mẽ nhất để chống lại biến đổi khí hậu.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Ottawa, Giám đốc Học viện chính sách nông nghiệp thực phẩm Canada Tyler McCann cho biết Chính phủ Canada vẫn đang nỗ lực tìm hiểu vai trò của nông nghiệp trong kế hoạch giảm phát thải. Hiện chưa thấy có nhiều tham vọng ở đó, nhưng tôi cho rằng đây là thách thức mà tất cả chúng ta đang gặp phải khi vừa muốn giảm lượng khí thải lại vừa muốn thúc đẩy sản xuất.
Khí methane không tồn tại trong khí quyển lâu như carbon dioxide (CO2), nhưng nó giữ nhiệt tốt hơn, vì vậy việc cắt giảm lượng khí thải methane được coi là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm sự nóng lên toàn cầu.
Giám đốc Viện nông nghiệp và thực phẩm Đại học Fraser Valley cho phóng viên biết đối với nông nghiệp, điều lý tưởng nhất là đạt được phát thải bằng 0 hoặc dương một chút. Canada hiện có lượng khí thải cao là do ngành công nghiệp dầu khí của mình. Để cân bằng, ngành nông nghiệp sẽ giúp bù đắp lượng khí thải cao của những lĩnh vực khác. Nông nghiệp hiện chiếm 10% lượng khí thải, theo tôi là tích cực bởi Canada đã đưa được lượng CO2 vào lòng đất nhiều hơn là thải ra không khí.
Lượng khí methane đi vào môi trường trong ngành nông nghiệp của Canada thời gian trước từng chiếm 30% lượng khí thải.
Theo bà Valley Canada là nước chăn nuôi trong khi Việt Nam là nước sản xuất gạo. Cả hai loại hình này đều sản sinh khí methane, do vậy, cần phải tìm ra cách thức giải quyết vấn đề methane. Chúng ta đã có nhiều kết quả tích cực trong việc đối phó với khí CO2 nên cần có thêm những nghiên cứu về methane để tiếp tục giảm bớt được lượng khí này, đặc biệt là trong ngành chăn nuôi hiện nay ở Canada.
Canada đã cam kết giảm lượng phát thải khí nhà kính trên toàn nền kinh tế ít nhất là 40% vào năm 2030 và đạt mức phát thải 0% vào năm 2050. Cụ thể trong nông nghiệp, Chính phủ đã cam kết hợp tác với nông dân và các ngành công nghiệp phụ trợ để giảm lượng khí thải từ việc sử dụng phân bón xuống dưới 30% và giảm lượng khí thải methane từ chăn nuôi như một phần trong cam kết rộng lớn hơn nhằm giảm tổng lượng khí thải methane xuống 75% vào năm 2030.
Ông McCann cho rằng đã có nhiều nghiên cứu, đổi mới để giúp người nông dân trồng trọt và sản xuất lương thực bền vững hơn và theo tôi những chuyện này cũng đang xảy ra ở mọi nơi, kể cả Việt Nam. Thách thức đối với cả Canada và Việt Nam là vừa muốn giảm lượng khí thải, vừa muốn thúc đẩy sản xuất. Điều này có thể thúc đẩy hai bên cùng hợp tác để góp phần giảm lượng khí thải toàn cầu.