Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (phải) trả lời báo giới tại Tòa tháp Trump ở New York, Mỹ, ngày 13/1. Ảnh: EPA/TTXVN |
Tuy nhiên, có những con bài khác mà ông Trump có thể sử dụng khi tìm kiếm sự nhượng bộ của Bắc Kinh. Trong đó, con bài chính đầu tiên có thể kể đến là
vấn đề Biển Đông.
Theo Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio, người vốn kêu gọi áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào các cá nhân và thực thể vốn hỗ trợ việc Trung Quốc tôn tạo và bồi đắp các đảo nhân tạo và các cơ sở khác ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, ông Trump sẽ có rất nhiều công cụ để gây sức ép với Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phải nghe theo. Sự tăng cường các hoạt động “tự do hàng hải” của Mỹ là gần như chắc chắn. Trong khi đó, theo giới quan sát, một khả năng khác là việc tàu chiến Mỹ có thể tiến hành các hành động quân sự vốn được phép ở vùng lãnh hải quốc tế này – thuộc phạm vi 12 hải lý của các đảo đá do Trung Quốc kiểm soát ở quần đảo Trường Sa mà phán quyết của Tòa trọng tài hồi tháng 7 đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo đá này.
Tiếp theo, ông Trump có thể sử dụng vấn đề THAAD (hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối của Mỹ dự kiến sẽ được triển khai tại Hàn Quốc cuối 2017) và các mối quan hệ quân sự trong khu vực như là một lá bài. Theo giáo sư Nicholas Burns, chuyên nghiên cứu về quan hệ quốc tế và ngoại giao tại Trường Quản lý Nhà nước Kennedy, thuộc Đại học Harvard, hệ thống phòng thủ tên lửa là một phần đối trọng của
Mỹ
khi ứng phó với Trung Quốc, nước vốn không ngừng phản đối việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc.
Bài viết đăng tải hôm 14/1 này cũng đưa ra 4 con bài khác mà ông Trump có thể sử dụng, bao gồm các biện pháp thuế quan và liệt Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ; vấn đề an ninh mạng; vấn đề sở hữu trí tuệ; và cuối cùng là vấn đề dân tộc thiểu số, chủ nghĩa ly khai khu vực và nhân quyền, vốn là những điều mà ông Trump đã không đề cập nhiều trong chiến dịch tranh cử của mình.