Trước khi đưa ra quyết định quan trọng này, IOC nhiều lần khẳng định Olympic 2020 sẽ diễn ra đúng kế hoạch. Nhưng sự phản đối của các VĐV và các đội tham gia tại Tokyo năm nay đã ngày càng gây áp lực lên IOC.
Người đứng đầu IOC cho biết, những con số đáng báo động về sự lây lan của dịch COVID-19 trong những ngày gần đây đã khiến IOC có rất ít sự lựa chọn cho các kịch bản thay đổi Olympic 2020. Trên trang chủ của IOC cũng đưa thông tin và bày tỏ niềm tin rằng "Olympic Tokyo sẽ trở thành ngọn hải đăng hy vọng cho thể thao thế giới trong giai đoạn khó khăn này".
Với việc chấp nhận dời thời gian tổ chức này, IOC và Nhật Bản sẽ đối mặt với nhiều thách thức về việc sắp xếp lịch trình, địa điểm thi đấu và các công tác hậu cần khác.
Việc Olympic diễn ra vào mùa hè năm 2021 được xem là là phương án khả thi nhất khi sự lựa chọn này tạo ra quỹ thời gian đủ để mọi thứ trở về trạng thái bình thường. Vấn đề nảy sinh với Olympic 2021 là mùa hè này cũng là thời gian diễn ra giải vô địch thế giới của rất nhiều môn thể thao như giải vô địch bơi lội và điền kinh thế giới, do tổ chức giải vô địch thế giới vào mùa hè đó. Cùng với đó, Euro và Copa America cũng diễn ra vào mùa hè năm 2021 (dự kiến khởi tranh từ ngày 11/6).
Chính phủ Nhật Bản đã đầu tư hơn 35 tỷ euro để xây dựng cơ sở hạ tầng và nhiều mảng công việc khác cho việc tổ chức kỳ Thế vận hội mùa hè 2020.
Ngoài những thách thức rất lớn, theo tính toán của các nhà kinh tế học Nhật Bản, việc hoãn Olympic 2020 do dịch COVID-19 sẽ khiến quốc gia Đông Á này mất ít nhất 6 tỷ USD. Khoản thâm hụt này được hy vọng sẽ được bù lại nếu như Olympic được tổ chức thành công vào năm 2021. Trong khi đó, nếu hủy Olympic 2020, Nhật Bản sẽ đối mặt với việc ít nhất hơn 12,5 tỷ USD và khoảng 3,3 tỷ USD tài trợ "bốc hơi".
Trước khi đi đến quyết định hoãn, những nhà tổ chức Olympic Tokyo 2020 từng thể hiện quyết tâm làm tất cả để kỳ đại hội này được diễn ra theo đúng kế hoạch (từ 24/7 - 9/8).
"Thật phức tạp khi phải thay đổi đột ngột sau 7 năm chuẩn bị cho sự kiện thể thao lớn nhất thế giới" - Michael Payne, cựu giám đốc tiếp thị của IOC nhận định.
Động thái trên gặp phải phản ứng quyết liệt từ các vận động viên, Ủy ban Olympic các quốc gia và Liên đoàn thể thao các nước. Thái độ phản ứng của giới thể thao càng trở nên gay gắt hơn sau khi Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) quyết định dời vòng chung kết EURO 2020 - kết thúc chỉ nửa tháng trước lễ khai mạc Olympic 2020 - sang tận mùa hè năm sau.
Các tổ chức thể thao thế giới cũng đồng loạt lên tiếng yêu cầu hoãn Olympic Tokyo 2020 vì lo ngại sẽ gây nguy hiểm cho các vận động viên. Thậm chí, các nước Anh, Australia và Canada còn đưa ra cảnh báo sẽ không cử đoàn vận động viên tới dự tranh kỳ Thế vận hội mùa hè này. Na Uy, Brazil và Slovenia cũng tuyên bố tẩy chay Olympic 2020, nhưng VĐV những nước này vẫn sẽ tích cực tập luyện để chuẩn bị cho kỳ đại hội diễn ra vào… mùa hè 2021. Ủy ban Olympic và Paralympic của Mỹ cũng kêu gọi hoãn Olympic 2020 ở Tokyo, viện dẫn khó khăn trong công tác huấn luyện và quá trình tuyển chọn vận động viên tham gia do dịch bệnh COVID-19 gây ra.
Trên thực tế, mặc dù thất vọng và đau đầu về hậu cần và tổn thất tài chính với ước tính chủ nhà Nhật Bản sẽ mất ít nhất 6 tỷ USD cho việc hoãn Olympic 2020 nhưng quyết định lùi ngày tranh tài sang hè năm sau đã phần nào xoa dịu dư luận cũng như đại đa số người dân nước chủ nhà trước mối lo ngại bùng phát dịch COVID-19.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 124 năm, Thế vận hội bị hoãn, mặc dù từng bị hủy bỏ vào năm 1916 (Berlin), 1940 (Tokyo/Helsinki) và 1944 (London) trong 2 cuộc chiến tranh thế giới (lần duy nhất cho đến nay mà hai kỳ Olympic liên tiếp không thể diễn ra). Các cuộc tẩy chay thời Chiến tranh Lạnh cũng làm gián đoạn Thế vận hội Moscow và Los Angeles vào năm 1980 và 1984.
Olympic Tokyo 2020 trở thành sự kiện thể thao lớn nhất thế giới bị hoãn, do ảnh hưởng của dịch COVID-19.