Anfield nổi tiếng được biết đến là sân của Liverpool hiện nay từng có thời gian là sân nhà của Everton, nhưng năm 1971, các cổ động viên của M.U cũng đã từng gọi khán đài chính Spion Kop của sân này là sân nhà.
Thứ 6 ngày 20/8/1971, một đội bóng mặc áo đỏ bước ra khỏi Anfield trong tiếng vỗ tay cuồng nhiệt của các CĐV mặc áo đỏ trắng đứng chật kín khán đài Spion Kop. Đối thủ của họ là Arsenal những người vừa thắng 2-1 trong trận chung kết cúp FA để hoàn tất cú đúp trong một mùa giải. Nhưng rất ít người biết điều đặc biệt này là đội giành chiến thắng trên sân nhà Anfield kia không phải là Liverpool mà là Manchester United.
Ẩn sâu trong các trang sử bóng đá Anh có cả những bí mật ít được xuất hiện. CLB hiện vô địch Giải ngoại hạng tới 18 lần, cùng con số với Liverpool cũng gọi Anfield là sân nhà mặc dù Liverpool chỉ chia Anfield cho Everton trong những năm 1980. Sân được chia thành bốn phần: Spion Kop, khán đài chính (Main Stand), khán đài lâu năm (Centenary Stand) và con đường Anfield (Anfield Road), với sức chứa tổng cộng 45.500.
Năm 1971, Manchester United bị cấm chơi 2 trận trên sân nhà tại Manchester sau nạn hooligan ném dao xuống khán đài trong trận đấu trước đó. Họ đã phải chơi 2 trận trên “sân nhà” Anfield và sân Victoria Ground của Stoke City với lượng cổ động viên chật kín. Thế nhưng không chỉ có cổ động viên mà nhiều cầu thủ từng chơi cho Manchester United cũng đã quên đi chiến thắng 3-1 trước Arsenal tại Anfield.
Chỉ được coi là sân nhà trong 2 trận nhưng Anfieldlại là một trong những kỷ niệm đáng quên với những CĐV của M.U. |
Nửa mùa giải 1970-1971, Manchester thi đấu không ấn tượng và phải đi tìm sự đổi mới cùng HLV mới Frank O'Farrell. Ở hiệp 2 Manchester mới bừng tỉnh với sự thi đấu ấn tượng của George Best và Alan Gowling. Một bàn thắng của Manchester trên Anfield với sự cổ vũ của đông đảo CĐV nhà gần như là một điều hiếm hoi trong bóng đá. Nó đáng lẽ phải là kỷ niệm khó quên nhất của Alan Gowling. Thế nhưng, khi được hỏi về bàn thắng này, ông còn phải hỏi lại “Chúng tôi đã đá với đội nào?”. Ngay cả thủ môn Alex Stepney từng chơi 400 trận cho M.U cũng không nhớ rõ về trận đấu này. Chẳng phải vô tình mà chính những người M.U cũng không nhớ được về trận đấu trên sân nhà Anfield. Nó có lẽ là sự thật mà cả đội tuyển muốn quên lãng.
Có lẽ chính nạn hooligan hồi đó là cái mà các cầu thủ M.U muốn quên đi. Khi đó, nạn hooligan xảy ra ở khắp nơi. Sự cạnh tranh giữa các nhóm côn đồ xảy ra khốc liệt. Trên các báo hàng ngày, nạn hooligan vẫn được đăng tin dày đặc. Từng có hơn 100 CĐV bị đuổi khỏi sân Anfield hoặc tin các CĐV bị kiểm tra nghiêm ngặt vì ném gạch vào các CĐV của M.U khi các CĐV này đang lên tàu về Manchester... Bóng đá những năm 1970 gần như bị nạn hooligan đe dọa mỗi ngày.
Cũng may M.U chỉ bị phạt có 2 trận như thế bởi 15% doanh thu từ 27.649 CĐV tham gia trận đấu của M.U sẽ lọt vào tay chủ sân. Những mùa giải sau đó, 48.000 ghế tại Old Trafford lúc nào cũng chật kín và nguồn thu ấy nếu để sang một sân khác thì cũng sẽ là kỷ niệm đáng buồn của M.U.
Minh Đăng