Đây không chỉ là cuộc đua tranh, kiểm tra thành tích, chuẩn bị cho các sân chơi quan trọng, bảo tồn và phát huy các môn thể thao dân tộc mà còn tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, góp phần phát triển cả về kinh tế lẫn đời sống tinh thần của nhân dân.
Theo kế hoạch, Quảng Ninh sẽ đăng cai Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX diễn ra vào tháng 11/2022 với khoảng 40 môn thể thao, gồm có các nhóm môn và môn thể thao Olympic, ASIAD, SEA Games và các môn thể thao dân tộc. Nhóm Olympic (22 môn): điền kinh, bơi, thể dục, đua thuyền, bóng đá, bắn súng, bắn cung, cử tạ, judo, teakwondo, vật, boxing, kiếm, cầu lông, quần vợt, bóng chuyền, bóng ném, bóng rổ, xe đạp, bóng bàn, golf, karate. Nhóm ASIAD (7 môn): wushu, pencak silat, cờ vua, cầu mây, billiard &snooker, khiêu vũ thể thao, bowling. Nhóm SEA Games (3 môn): thể hình, muay, bi sắt. Nhóm các môn thể thao dân tộc có phong trào phát triển mạnh ở nhiều địa phương và đã được quảng bá ra quốc tế (7 môn): Vovinam, võ cổ truyền, vật dân tộc, dá cầu, lặn, cờ tướng, lân sư rồng. Nhóm thể thao giải trí (1 môn): dù lượn.
Đại hội cũng dự kiến có sự tham dự của 65 đoàn (gồm 63 tỉnh, thành và 2 ngành công an và quân đội) cùng khoảng 8.000 cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên và 1.600 trọng tài.
Hiện tại, tỉnh Quảng Ninh đang quản lý, khai thác hiệu quả các công trình như: Nhà thi đấu đa năng 5.000 chỗ; khu thể thao dưới nước; trường bắn súng, trường bắn cung; 1 sân vận động kết hợp sân diền kinh; nhà tập các môn võ và dấu kiếm; 3 sân bóng chuyền bãi biển; 2 sân cầu mây bãi biển; 2 sân tennis... Các nhà thi đấu đa năng do các huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh thuộc các địa phương. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có Hội trường Cung quy hoạch, Hội chợ và triển lãm; Thư viện tỉnh; Bảo tàng Quảng Ninh; hệ thống đường chạy việt dã chuyên nghiệp đã được Liên đoàn Điền kinh thế giới và Hiệp hội Marathon quốc tế cấp chứng chỉ đạt chuẩn…