Murray với khát khao Wimbledon

Ngay trước khi trở lại Wimbledon, Andy Murray đang hồi nhớ lại một năm quan trọng của mình trong hoàn cảnh bị dính chấn thương.


Murray đang phải đối mặt với những chấn thương kéo dài.


Thời gian một năm qua của anh là tiêu biểu cho giai đoạn đầu sự nghiệp quần vợt chuyên nghiệp của mỗi một tay vợt. Cơn khát một Grand Slam của anh đã được giải từ khi vượt qua Novak Djokovic trong trận chung kết đáng nhớ ngày 10/9/2012 tại Mỹ mở rộng sau hơn chục năm tìm kiếm. Tính trong 6 năm trở lại đây, Wimbledon lần này là giải Grand Slam đầu tiên tay vợt 27 tuổi phải ngồi ngoài để cổ vũ. Điều đó đủ cho thấy anh đã phải có quyết định khó khăn đến thế nào. Trước đó, tại Wimbledon 2007, Andy Murray cũng phải ngồi ngoài vì chấn thương cổ tay.


“Chính tính chấn thương của các trận đấu tại Grand Slam đã khiến tôi không tham gia thi đấu. Bởi lẽ tôi sẽ không có được khả năng tốt nhất như tôi mong muốn. Chấn thương lưng không cho phép tôi.” - Murray chia sẻ.


Anh đã gặp cơn đau từ giải Madrid nhưng ban đầu cũng như mọi tay vợt từng gặp chấn thương, anh hy vọng sẽ sớm bình phục cho các giải đấu tiếp theo. Thế nhưng tại Rome Masters tháng 5, anh đã phải rút lui ngay tại vòng 2. Chấn thương lưng cũng đến với Murray vào chính giai đoạn này của mùa giải trước, khiến anh gặp một số khó khăn khi di chuyển trên mặt sân đất nện. Rõ ràng, quần vợt là một môn thể thao khiến cơ thể người các tay vợt căng ra và rất dễ dính chấn thương dai dẳng. Roger cũng thường gặp vấn đề về lưng, ở Nadal là đầu gối.


Thế nhưng vấn đề lớn nhất của những tay vợt dính chấn thương là vượt qua được sự thất vọng, nhất là khi phải ngồi trên khán đài ngắm các đối thủ của mình thi đấu. Trong trường hợp này, Murray lại tỏ ra khá vững vàng. Cụ thể là tại Roland Garros vừa qua, anh thường xuyên có mặt trong các trận đấu, đưa ra một số dự đoán trên trang mạng xã hội của mình. Và học hỏi là những gì anh làm khi phải ngồi xem thi đấu.


Murray nhớ lại khi anh 15 tuổi và tập luyện tại Tây Ban Nha, anh thường xuyên chỉ dành thời gian trên sân chứ không hề tập về thể lực. Vì thế, anh có những bước chạy khỏe nhưng cơ thể lại quá yếu ớt, nhanh mỏi mệt trước các trận đấu dài. Cho tới khi 19 tuổi, anh mới hiểu được tầm quan trọng của việc rèn luyện thể lực.


Sự cân bằng giữa thể lực và kỹ thuật đã giúp anh có một năm 2012 thi đấu thành công: 2 trận chung kết (để thua Federer trên mặt sân cỏ ở chung kết Wimbledon và thắng Djokovic trên mặt sân cứng Mỹ mở rộng) và 1 huy chương vàng Olympic. Trước đó, khi tham dự Olympic Bắc Kinh, Murray từng để thua ngay ở vòng 1 và đã sụt 4 kg khi quá thất vọng về kết quả này.


Murray cũng không phải là người có duyên với các giải Grand Slam. Trong khi các tay vợt nổi tiếng cùng thời người thì giành được 17 Grand Slam, người thì giành 11 hay chí ít cũng đã 5 - 6 lần. Thế nhưng thành tích của anh mới chỉ có 2 lần lọt vào chung kết. Nhưng rõ ràng, quần vợt bày ra nhiều khó khăn cho Murray. Khi Roger Federrer giành Wimbledon đầu tiên, anh đã thi đấu trước Mark Philippoussis- người chưa từng chiến thắng tại một giải Grand Slam. Khi Nadal giành Pháp mở rộng đầu tiên, anh thắng Mariano Puerta - người chưa từng lọt vào chung kết Grand Slam. Khi Djokovic thắng Úc mở rộng đầu tiên, anh đả bại Jo-Wilfried Tsonga - người cũng chưa từng có một Grand Slam nào. Thế nhưng Murray trong hai trận chung kết được góp mặt, anh đều phải gặp hai đối thủ quá mạnh lại ngay trên mặt sân sở trường của họ.


Và giờ đây, chấn thương đang khiến Murray gặp rất nhiều khó khăn. Có thể nói đây đang là giai đoạn 2 của sự nghiệp mà anh phải trải qua, giai đoạn những chấn thương thử thách các tay vợt. Việc của anh là không để mất niềm tin và luôn nỗ lực trên bước đường hồi phục chấn thương với khát khao... thêm một Grand Slam.



Lê Sơn

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN