Các nhà đầu tư chứng khoán châu Á giao dịch thận trọng trong chiều 11/5

Không khí lo lắng đang bao trùm lên các nhà đầu tư, trong bối cảnh áp lực giảm phát ngày càng tăng ở Trung Quốc, các bản báo cáo doanh thu hàng năm không khả quan của doanh nghiệp Nhật Bản và rắc rối trần nợ công ở Mỹ chưa thể giải quyết, đã khiến các thị trường cổ phiếu châu Á giao dịch thận trọng trong phiên chiều 11/5.

Chú thích ảnh
Bảng điện tử chỉ số chứng khoán của Nhật Bản tại sàn giao dịch Tokyo. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,02%, tương đương 4,54 điểm, đạt 29.126,72 điểm. Trong khi, tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong chốt phiên 11/5 giảm 0,4%, tương đương 78,92 điểm, đạt 19,3.28 điểm. Chỉ số Shanghai Composite giảm 0,29%, tương đương 9,6 điểm, đạt, 3,309.55 điểm.

Các thị trường châu Á - Thái Bình Dương khác cũng ghi nhận mức tăng - giảm trong phạm vi hẹp, với màu sắc chủ đạo là màu đỏ.

Tuy nhiên, triển vọng của châu Âu có vẻ lạc quan hơn một chút. Trong phiên giao dịch sáng 11/5, chỉ số tổng hợp EURO STOXX tăng 0,26%, chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt tăng 0,3% lên 15.945,32 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris tăng 0,6% lên 7.403,07 điểm và chỉ số FTSE 100 của London tăng 0,17% lên 7.747,62 điểm.

Dữ liệu chính thức từ Trung Quốc cho thấy giá tiêu dùng của nước này đã tăng với tốc độ chậm hơn và không đạt kỳ vọng trong tháng 4/2023 và sẽ cần nhiều biện pháp kích thích hơn nữa để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế không đồng đều của nền kinh tế lớn nhất châu Á, sau khi từ bỏ chính sách “Không COVID”.

Giám đốc đầu tư tại công ty quản lý quỹ đầu tư Beijing Yunyi Asset Management, Zihua Zang cho biết các dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc đều thấp hơn dự kiến, nhưng phản ứng của thị trường đối với các thông tin đó không mạnh lắm. Các nhà đầu tư không mong đợi thanh khoản trong nước được nới lỏng trong tương lai gần, vì thanh khoản thị trường đã khá dồi dào.

Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp Nhật Bản bước vào kỳ hạn công bố báo cáo kinh doanh cũng gây ảnh hưởng, khiến các giao dịch trên thị trường chứng khoán “hạ nhịp”. Trong ngày 10/5 đã có gần 300 công ty đã công bố báo cáo kinh doanh và dự kiến khoảng 1.500 công ty nữa sẽ chính thức công bố báo cáo trong hai ngày 11 và 12/5.

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ bắt đầu kỳ họp kéo dài ba ngày ở Niigata, phía Bắc Nhật Bản, từ ngày 11/5. Dự kiến, trong cuộc họp nói trên, các bộ trường sẽ cùng nhau tìm kiếm các giải pháp chung cho một loạt vấn đề cấp bách trong lĩnh vực ngân hàng, cuộc xung đột Nga - Ukraine và rủi ro toàn cầu về chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tại Việt Nam, khép lại phiên ngày 11/5, chỉ số VN-Index giảm 0,11%, tương đương 1,14 điểm, đạt 1.057,12 điểm; còn HNX-Index tăng 0,44%, tương đương 0,94 điểm, lên 214,83 điểm.

Diệu Linh (TTXVN)
Chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á chiều 10/5 đi xuống 
Chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á chiều 10/5 đi xuống 

Trong phiên giao dịch chiều 10/5, chứng khoán châu Á kéo dài đà giảm khi các nhà giao dịch chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ. Bên cạnh đó, tâm lý của nhà đầu tư còn chịu sức ép do một loạt vấn đề như bế tắc trần nợ tại Mỹ và và sự thiếu chắc chắn của ngành ngân hàng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN