Cổ phiếu tiêu dùng có trở thành động lực mới của thị trường chứng khoán Nhật Bản?

Giá cổ phiếu lĩnh vực bán lẻ tại Nhật Bản giảm chưa từng có ở mức hai con số ngay sau khi Ngân hàng trung ương nước này (BoJ) tăng lãi suất.

Việc các cổ phiếu liên quan đến nhu cầu tiêu dùng trong nước có thay thế cổ phiếu lĩnh vực sản xuất chip trở thành động lực mới cho sự phục hồi của thị trường chứng khoán Nhật Bản hay không sẽ phụ thuộc vào sức chi tiêu tiêu dùng.  

Chú thích ảnh
Bảng điện tử hiện thị chỉ số chứng khoán Nikkei 225 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN

Chỉ số Nikkei 225 tăng 20,6% trong quý I/2024, mức tăng mạnh nhất kể từ sau khi giảm 21,8% vào năm 1988. Chỉ số Topix tăng 17% kể từ đầu năm 2024. Tỷ lệ giá trên lợi nhuận (P/E) tăng 13,4% trong năm nay và có thể đóng góp 80% trong mức tăng của giá cổ phiếu. Nhà quản lý quỹ và người phụ trách chứng khoán tại Nhật Bản Schroder Investment Management, Kazuhiro Toyoda, cho rằng thị trường nhận định lợi nhuận doanh nghiệp tăng gần 10% trong tài khóa 2025 (kết thúc tháng 3/2025).

Cổ phiếu của các nhà sản xuất chip là động lực chính cho sự phục hồi của thị trường cho đến nay nhưng đã bị định giá quá cao. Các nhà sản xuất chip như Tokyo Electron có tỷ lệ P/E từ 40 đến hơn 50 dựa trên dự báo lợi nhuận trong năm tới. Mức này cao hơn nhiều so với trung bình 30,7 của các nhà sản xuất chip lớn của Mỹ. Trừ phi nhu cầu về trí tuệ nhân tạo tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, giá cổ phiếu lĩnh vực chip không thể tăng mạnh.

Trong khi đó, các công ty xuất khẩu nhận được động lực từ việc đồng yen yếu, nhưng lo ngại về sự can thiệp vào thị trường tiền tệ có thể hạn chế đà giảm của đồng tiền. Các công ty Nhật Bản sẽ bắt đầu công bố lợi nhuận hàng năm vào giữa tháng 4/2024, nhưng các kết quả có thể không thúc đẩy hoạt động mua vào.

Thị trường đang tập trung vào các dự báo về tài khóa tới. Tuy nhiên, những yếu tố đã thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp năm 2023 như đồng yen yếu và lĩnh vực sản xuất ô tô tăng sản xuất có thể giảm những tác động. Hầu hết các công ty xuất khẩu được cho là sẽ giả định tỷ giá ở mức khoảng 145 yen/USD trong tài khóa tới. Tỷ giá của tài khóa này ở mức 144,5 yen/USD.

Đồng yen được cho là sẽ không tăng mạnh nếu chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản không thu hẹp. Thị trường bán dẫn cũng đang trong chu kỳ phục hồi trung hạn. Theo nhà chiến lược chứng khoán của Citigroup, Ryota Sakagami, chỉ số Nikkei sẽ vẫn cao, trong khoảng .000-41.000 điểm cho đến giữa năm 2024.

Để vượt trên khoảng đó, các cổ phiếu liên quan đến nhu cầu tiêu dùng sẽ cần trở thành các động lực mới. Các cổ phiếu bất động sản thu hút hoạt động mua vào trước tiên, nhờ các dự báo về lạm phát. Các dự báo về lạm phát bắt đầu tăng cao vào ngày 13/3, khi hầu hết các kết quả đàm phán về lương được công bố, với mức tăng lương tăng mạnh nhất trong 33 năm.

BoJ đã dừng chính sách lãi suất âm vào ngày 19/3. BoJ mới chỉ tăng lãi suất ba lần kể từ năm 2020, vào các năm 2000, 2006 và 2007. Trong 150 ngày giao dịch trong ba lần tăng lãi suất nói trên, lĩnh vực bất động sản có mức tăng trung bình 17%, mức tăng mạnh nhất trong 17 lĩnh vực của chỉ số Topix.

Tuy nhiên, các lĩnh vực yếu nhất sau các lần tăng lãi suất cũng tập trung vào nhu cầu tiêu dùng. Lĩnh vực ngân hàng giảm 14%, bán lẻ giảm 11%, công nghệ thông tin và dịch vụ giảm 5%, và tài chính (không bao gồm các ngân hàng) giảm 4%.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki ngày 27/3 vừa qua đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ nhất cho đến nay trước việc đồng yen giảm xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, và cho biết các nhà chức trách có thể thực hiện "các biện pháp quyết liệt". Lần gần đây nhất ông Suzuki nhắc tới "các biện pháp quyết liệt" là vào mùa Thu năm 2022, khi nước này can thiệp vào thị trường để ngăn chặn đà giảm giá của đồng nội tệ.

Ông Suzuki có phát biểu trên ngay sau khi đồng USD tăng mạnh, kéo đồng yen xuống mức thấp nhất trong 34 năm và quay về mức mà Nhật Bản phải can thiệp vào thị trường vào năm 2022. Đồng yen giao dịch ở mức 151,97 yen/USD vào ngày 27/3 tại châu Á, giảm khoảng 0,2% và thấp hơn mức 151,94 yen/USD vào thời điểm các nhà chức trách can thiệp vào tháng 10/2022.

Đồng yen chạm mức thấp nhất kể từ giữa năm 1990, gần thời điểm bong bóng tài sản tại Nhật Bản vỡ. Ông Suzuki cho biết chính phủ đang theo dõi sát diễn biến thị trường. Đồng yen xuống giá sẽ khiến giá hàng nhập khẩu tăng, từ đó thúc đẩy lạm phát và giúp giá hàng hóa xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ tư thế giới rẻ hơn. 

Trước đó, Chính phủ Nhật Bản công bố số liệu cho thấy xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 2/2024 đã tăng tháng thứ ba liên tiếp lên mức cao kỷ lục. Kết quả này đã giúp đưa thâm hụt thương mại của nước này giảm mạnh khoảng 60% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 379,36 tỷ yen (2,5 tỷ USD).

Cụ thể, xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 2 tăng 7,8% lên 8.025 tỷ yen, chủ yếu nhờ xuất khẩu ô tô và phụ tùng ô tô sang Mỹ tăng mạnh. Trong khi đó, nhập khẩu tăng 0,5%, đạt 8.063 tỷ yen, với đóng góp chính từ nhập khẩu quần áo.

Với các thị trường lớn, thặng dư thương mại của Nhật Bản với Mỹ ở mức 711,67 tỷ yen. Trong khi đó, thâm hụt thương mại của Nhật Bản với Trung Quốc ở mức 437,41 tỷ yen. Như vậy, Nhật Bản đã ghi nhận thâm hụt thương mại với Trung Quốc trong gần 3 năm.

Lê Minh (Theo Nikkei Asia)
Chứng khoán Nhật Bản có một năm thăng hoa
Chứng khoán Nhật Bản có một năm thăng hoa

Ngày 29/3, các chỉ số chứng khoán trên thị trường Tokyo (Nhật Bản) đã đồng loạt tăng điểm vào chốt phiên giao dịch cuối cùng của tài khóa 2023.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN