Những tuần gần đây đã chứng kiến sản lượng khai thác dầu giảm tại một số nước như Venezuela, Na Uy, Canada và Libya.
Mỹ hiện đang thúc đẩy việc sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Iran và theo ông Kilduff, đây cũng là yếu tố hỗ trợ giá “vàng đen”.
Mặc dù ngày càng có nhiều dấu hiệu về niềm tin suy giảm và người tiêu dùng không ưa giá dầu tăng, IEA giữ nguyên quan điểm rằng mức tăng nhu cầu đối với dầu là 1,4 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2018, và một lượng tương đương như vậy trong năm 2019.
*Trong phiên giao dịch ngày 12/7, giá vàng thế giới đi lên trong bối cảnh đồng USD rời khỏi mức cao nhất trong 6 tháng so với đồng yen Nhật.
Tại New York (Mỹ), giá vàng giao ngay có thời điểm tăng 0,4% lên 1.247,07 USD/ounce, sau khi giảm 1% trong phiên trước đó xuống 1.240,89 USD/ounce, mức thấp nhất trong hơn một tuần.
Hiện các nhà đầu tư vẫn đang theo dõi tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mặc dù vàng thường là tài sản được hưởng lợi trong thời kỳ bất ổn, song điều này có vẻ không đúng như vậy trong thời điểm hiện nay.
Các chuyên gia lưu ý rằng dù rời khỏi mức cao, đồng bạc xanh tại thị trường Bắc Mỹ vẫn giữ giá ở gần mức cao nhất kể từ ngày 3/7. Một số nhà quan sát dự báo nếu nền kinh tế có dấu hiệu yếu đi và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) làm chậm lại tiến trình nâng lãi suất, đồng USD có thể sẽ yếu đi và tác động tích cực đến giá vàng.
Theo Chris Gaffney, người đứng đầu mảng thị trường thế giới của TIAA Bank, trong bối cảnh các yếu tố kỹ thuật trên thị trường không thuận lợi, giá vàng sẽ vẫn chịu sức ép. Thậm chí, giá mặt hàng còn có thể để tuột mốc 1.200 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giảm 1,4% xuống 15,97 USD/ounce, sau khi có lúc rơi xuống 15,72 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 12/2017. Trong khi giá bạch kim tăng 1,5% lên 837,25 USD/ounce, sau khi vào đầu phiên rơi xuống 821,25 USD/ounce, mức thấp nhất trong hơn một tuần.