Trong khi đó, các nhà giao dịch cho hay xung đột Israel và Hamas dường như không có khả năng đe dọa đến nguồn cung dầu trong ngắn hạn.
Khép phiên này, giá dầu Brent biển Bắc giảm 1,24 USD/thùng (1,4%) xuống 89,65 USD/thùng. Còn giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 1,03 USD/thùng (1,2%) xuống 86,66 USD/thùng.
William Jackson, nhà kinh tế trưởng về các thị trường mới nổi của công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics, cho biết nếu thỏa thuận trên đạt được, nó sẽ giúp Venezuela tăng sản lượng dầu từ mức rất thấp. Tuy nhiên, lĩnh vực này đòi hỏi sự đầu tư lớn để đưa sản lượng trở lại mức đạt được 10 năm trước. Và điều này sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng thâm hụt trên thị trường dầu mỏ toàn cầu trong thời gian tới.
Trong tuần trước, giá hai loại dầu chủ chốt này đều tăng do lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể lan rộng, trong đó giá dầu Brent tăng 7,5%, mức tăng nhiều nhất tính theo tuần kể từ tháng 2/2023.
Các nguồn tin thị trường cho biết căng thẳng gia tăng ở Trung Đông cộng thêm các yếu tố rủi ro khác đã đẩy giá tăng cao trong tuần trước.
Tuần trước, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đầu tiên đối với chủ tàu chở dầu của Nga có giá bán cao hơn mức trần 60 USD/thùng của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), một nỗ lực nhằm khắc phục các lỗ hổng trong cơ chế được thiết kế nhằm làm giảm nguồn thu từ xuất khẩu năng lượng của Nga.