Giá vàng cắt đà tăng 'nóng'

Trong khi giá vàng thế giới ghi nhận tuần giảm giá đầu tiên kể từ tháng 1, giá vàng trong nước đã chứng kiến tuần giao dịch "nóng" khi giá vàng liên tục phá vỡ mọi kỷ lục.

Tuy nhiên, giá vàng được nhận định có thể giảm do có thông tin Nga sẵn sàng cử phái đoàn đến Minsk, Belarus, để đàm phán với Ukraine. Điều đã góp phần làm giảm nhu cầu trú ẩn đối với vàng và thúc đẩy nhu cầu đối với các loại tài sản rủi ro.

Chú thích ảnh
 Mua bán vàng tại Công ty vàng Phú Quý trên phố Trần Nhân Tông, Hà Nội. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần 26/2, giá vàng SJC được Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết tại thị trường Hà Nội ở mức 64,55 - 65,77 (mua vào - bán ra), giảm 950 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 650 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Anh Phạm Văn Tuy, chuyên viên tư vấn, Công ty Vàng bạc đá quý Bảo tín Minh Châu cho hay, tại các cơ sở kinh doanh, cửa hàng có ghi nhận những nhà đầu tư đến chốt lời khi đã mua ở vùng giá thấp 4x, 5x triệu đồng. Tuy nhiên, vẫn có những khách mua vào với kỳ vọng giá vàng còn lên nữa.

Trước đó, giá vàng liên tục tăng "nóng" từ sáng đầu tuần 21/2 ở ngưỡng 63 triệu đồng/lượng lên ngưỡng 67,5 triệu đồng một lượng vào chiều 24/2. Tuy nhiên, sau khi vụt tăng lên cao chưa từng thấy trong lịch sử trước thông tin căng thẳng Nga - Ukraine thì đến chiều 25/2, giá vàng trong nước lại giảm "thẳng đứng" đến 1,9 triệu đồng/lượng, theo xu hướng giảm của giá vàng thế giới.

Dù vậy, tính chung cả tuần, giá vàng đã tăng 2,52 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Hiện, mức chênh lệch với giá vàng thế giới khoảng 13 triệu đồng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng giảm trong phiên giao dịch ngày 25/2 ghi nhận tuần giảm giá đầu tiên trong 4 tuần qua, sau khi Mỹ công bố số liệu lạm phát cao hơn, giữa lúc giới đầu tư đang dõi theo những diễn biến tại Đông Âu.

Khép lại phiên này, giá vàng giao tháng 4 giảm ,7 USD, hay 2%, xuống 1.887,60 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vàng giảm 0,6% sau khi tăng liên tiếp trong 3 tuần trước đó.

Theo tin tức đăng tải trên báo chí, Nga cho biết nước này sẵn sàng cử phái đoàn đến Minsk, Belarus, để đàm phán với Ukraine. Thông tin này đã góp phần làm giảm nhu cầu trú ẩn dối với vàng và thúc đẩy nhu cầu đối với các loại tài sản rủi ro.

Bên cạnh đó, ông Chintan Karnani, Giám đốc Nghiên cứu của Công ty Tư vấn Insignia Consultants cho biết, một trong những nguyên nhân khiến giá vàng đi xuống là hoạt động chốt lời sau khi giá vàng không thể phá vỡ mốc 2.000 USD/ounce.

Theo số liệu được công bố ngày 25/2, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân, một thước đo lạm phát được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ưa chuộng, đã tăng 0,6% trong tháng Một, cho thấy áp lực lạm phát đối với nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ. Năm 2021, chỉ số này đã tăng 6,1%, mức tăng cao nhất kể từ tháng 2/1982.

Ông Naeem Aslam, Trưởng Bộ phận Phân tích thị trường của Công ty AvaTrad  nhận định, số liệu lạm phát cao hơn sẽ chỉ khiến Fed kiên định với kế hoạch nâng lãi suất của mình trong năm nay. Vì thế, lạm phát gia tăng có thể sẽ hạn chế đà đi lên của giá vàng, vì khi lãi suất tăng, chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lãi như vàng cũng sẽ cao hơn, khiến kim loại quý này bớt hấp dẫn với giới đầu tư.

Diệp Anh (TTXVN)
Kênh đầu tư an toàn khi giá vàng dựng đứng, chứng khoán đỏ lửa
Kênh đầu tư an toàn khi giá vàng dựng đứng, chứng khoán đỏ lửa

Chiến sự Nga – Ukraine đã tác động mạnh trên mọi kênh đầu tư toàn cầu khiến các chỉ số chứng khoán giảm mạnh, giá vàng tăng dựng đứng trong tâm lý lo ngại leo thang. Đầu tư vào đâu vẫn sinh lợi mà an toàn cho đồng vốn lúc này?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN